Tư vấn thành lập các loại hình doanh nghiệp

Thành lập công ty là sự khởi đầu cho việc dấn thân vào con đường đầy gian nan, vất vả. Chúng ta cần phải chuẩn bị rất nhiều để công ty có thể đi vào hoạt động ổn định và phát sinh lợi nhuận.

Ngoài các bước chuẩn bị khi thành lập công ty ở khía cạnh kinh doanh như: vốn, ý tưởng, đội ngũ,…thì sự hiểu biết và chuẩn bị về mặt pháp lý cũng hết sức quan trọng.

Ở khuôn khổ bài viết này, Đại lý Thuế Tùng Linh Quân sẽ gởi đến các DN những điều cần biết khi thành lập: Công ty TNHH cũng như công ty cổ phần (2 loại hình công ty phổ biến nhất hiện nay) ở khía cạnh thuế, giấy phép kinh doanh và trách nhiệm pháp lý mà DN phải chịu trách nhiệm khi mở công ty.

Thành lập công ty khó hay dễ?

Đầu tiên, trước khi chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty, việc xác định rõ các yếu tố nằm trên giấy phép kinh doanh và trách nhiệm pháp lý sau này là điều rất quan trọng. Vậy những điều cấn biết khi thành lập công ty bao gồm những gì?

Hãy xác định số thành viên/cổ đông có thể “chiến đấu” cùng Doanh Nghiệp (DN)

Số lượng thành viên/cổ đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh sau này của doanh nghiệp. Hãy xác định rõ vai trò, vị trí, quyền lợi và nghĩa vụ của từng cổ đông trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh. Và số lượng cổ đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến loại hình công ty.

Những loại hình doanh nghiệp được thành lập?

Ở thời điểm hiện tại, có 3 loại hình công ty được đăng ký kinh doanh phổ biến nhất là:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV)
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (TNHH 2TV)
  • Công ty cổ phần

Sự khác nhau cơ bản giữa 3 loại hình này là việc số lượng thành viên/cổ đông khi đăng ký kinh doanh.

  • Công ty TNHH MTV thì số lượng thành viên chỉ là 01 và thành viên này cũng chính là chủ sở hữu công ty.
  • Công ty TNHH 2TV thì số lượng thành viên có thể đăng ký là từ 02-50 thành viên.
  • Công ty cổ phần thì số lượng thành viên phải đăng ký tối thiểu là 03 người. Và không giới hạn số cổ đông tối đa.
Lưu ý:

Đa số khách hàng của DN chỉ quan tâm đến ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Theo kinh nghiệm khi tư vấn các bước chuẩn bị để thành lập công ty cho hàng ngàn doanh nghiệp, thì loại hình công ty sẽ không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đừng quá chú trọng đến loại hình công ty, việc công ty bạn có loại hình là trách nhiệm hữu hạn hay cổ phần sẽ không quá quan trọng.

Cho nên, trong các bước chuẩn bị khi thành lập công ty, hãy đăng ký loại hình công ty phù hợp với những thành viên sẵn sàng “chiến đấu” cùng DN. Đừng vì chữ cổ phần nghe hoành tránh hơn mà đăng ký những thành viên không tham gia điều hành, kinh doanh cùng DN. Cũng như đưa tên vợ/chồng, anh/em vào GPKD, tránh những tranh chấp pháp lý không đáng có sau này.

Ngoài ra, vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến số tiền lệ phí môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp.

Xem thêm bài viết “Các loại thuế công ty phải nộp năm 2019

Những lưu ý về tên doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh

Theo điểm 1b, khoản 1, điều 38 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 thì tên dự kiến của doanh nghiệp là  “Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu”

Lưu ý:
  • Từ năm 2015, tên công ty bằng tiếng Anh đã được chấp nhận.
  • Ví dụ: công ty TNHH ShaDow
  • Từ năm 2015, dữ liệu tên doanh nghiệp đã được đồng bộ toàn quốc.
Lưu ý:

Đặt tên càng ngắn càng tốt, càng bao hàm càng tốt. Hạn chế đưa những ngành nghề quá cụ thể vào tên công ty để tiện cho việc mở rộng kinh doanh sau này.

Địa chỉ trụ sở chính khi đăng ký kinh doanh
Theo điều 43, luật doanh nghiệp năm 2014, thì:

“Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”.
Và DN cần xác định chắc chắn địa chỉ trụ sở chính là một trong những bước chuẩn bị thành lập công ty quan trọng. Tránh tình trạng vừa nhận được GPKD thì chủ nhà hoặc nơi cho thuê địa chỉ kinh doanh đổi ý, không cho thuê nữa.
Lưu ý: Từ giữa năm 2016, đã có quy định mới không được đặt trụ sở công ty tại các căn hộ chung cư. (trừ căn hộ dạng officetel)

Ngành nghề kinh doanh cũng rất quan trọng trong các bước chuẩn bị khi thành lập công ty

Theo luật doanh nghiệp năm 2014 thì DN được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Vì thế, DN có thể đăng kí rất nhiều ngành nghề kinh doanh nhưng hãy ghi nhớ các lưu ý sau đây:

  • Không đăng ký chỉ 2-3 ngành mà DN định kinh doanh. Hãy đăng ký thêm những ngành nghề kinh doanh liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của bạn. Và theo kinh nghiệm riêng của Đại lý Thuế Tùng Linh Quân, thì ngành nghề kinh doanh khi đăng ký tầm 15-20 là vừa đủ. Chắc chắn, sẽ có lúc DN cần đến những ngành nghề kinh doanh được đăng ký thêm này.

► Xem thêm: Các mức phạt vi phạm hành chính về nộp trễ tờ khai thuế năm 2019

Hiểu rõ về vốn điều lệ là một trong các bước cần chuẩn bị khi thành lập công ty quan trọng

Cả 3 loại hình công ty phổ biến nhất hiện nay đã được đề cập ở trên là: công ty TNHH MTV, TNHH 2TV và công ty cổ phần đều có chung trách nhiệm pháp lý là CHỊU TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN trên số vốn đăng kí. Hãy đăng ký mức vốn điều lệ vừa phải và phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. Vì khi DN đăng ký số vốn điều lệ cao thì trách nhiệm pháp lý của DN càng cao. Và khi kinh doanh, chúng ta không thể lường trước được điều gì cả.

Kinh nghiệm thực tế:
Nếu mới khởi sự kinh doanh, DN không nên đăng kí vốn điều lệ quá nhiều vì trách nhiêm pháp lý đối với số vốn của DN càng lớn.
Ví dụ:

DN kinh doanh thua lỗ và phải làm thủ tục giải thể công ty thì DN phải đăng có trách nhiệm thanh toán hết số nợ mà công ty đang chịu trách nhiệm. Nếu DN nợ 5 tỷ nhưng vốn điều lệ của DN đăng ký chỉ 2 tỷ thì DN chỉ có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ trong phạm vi 2 tỷ mà bạn đăng ký. Nhưng nếu DN đăng ký vốn điều lệ 10 tỷ, thì DN phải thanh toán đầy đủ 5 tỷ tiền nợ cho các chủ nợ.

Trên đây là những điều cần biết khi thành lập công ty cơ bản nhất mà DN phải nắm trước khi tiên hành đăng ký kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư.

Giấy tờ cần chuẩn bị khi thành lập công ty

Với mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính mà chính phủ đang thực hiện, DN chỉ cần chuẩn bị mỗi một thành viên/cổ đông công ty 1 chứng minh nhân dân/hộ chiếu có sao y, chứng thực không quá 6 tháng là được.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập công ty

Đối với mỗi loại hình công ty khác nhau, sẽ có một bộ hồ sơ khác nhau ở 1 số mẫu biểu cụ thể. Và nếu DN muốn tự tay mình soạn hồ sơ thành lập công ty, xem ngay bài viết các biểu mẫu mới nhất về thủ tục đăng ký kinh doanh kèm mẫu biểu mà chúng tôi đã biên soạn đầy đủ.

Trân trọng!

Xem thêm:

ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN

Địa chỉ: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555

Email:[email protected]

Web: https://tunglinhquan.com

https://dailythuedanang.com

FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan

136 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *