Với sự lây lan của Covid-19, không chỉ người lao động mà rất nhiều trẻ em cũng đã trở thành F0. Vậy trường hợp cả người lao động và con đều nhiễm Covid-19 thì giải quyết quyền lợi bảo hiểm thế nào?
1. Người lao động là F0 được hưởng chế độ gì?
Căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động tham gia BHXH mắc Covid-19 mà phải nghỉ việc để điều trị và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì sẽ được giải quyết chế độ ốm đau.
Với mỗi ngày nghỉ hưởng chế độ, người lao động sẽ được trợ cấp như sau:
Mức hưởng |
= |
75% |
x |
Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ |
: |
24 |
x |
Số ngày nghỉ |
Thời gian tính hưởng chế độ ốm đau sẽ được căn cứ vào số ngày nghỉ được ghi nhận trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện (tính cả thời gian bác sĩ chỉ định nghỉ thêm nếu có) nhưng cũng không vượt quá tối đa:
– Trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường:
+ Đóng BHXH dưới 15 năm: Nghỉ hưởng chế độ 30 ngày/năm.
+ Đóng BHXH từ đủ 15 năm – dưới 30 năm: Nghỉ hưởng chế độ 40 ngày/năm.
+ Đóng BHXH từ 30 năm trở lên: Nghỉ hưởng chế độ 60 ngày/năm.
– Trường hợp làm việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:
+ Đóng BHXH dưới 15 năm: Nghỉ hưởng chế độ 40 ngày/năm.
+ Đóng BHXH từ đủ 15 năm – dưới 30 năm: Nghỉ hưởng chế độ 50 ngày/năm.
+ Đóng BHXH từ 30 năm trở lên: Nghỉ hưởng chế độ 70 ngày/năm.
Sau khi đã nghỉ hết thời gian tối đa nói trên và quay trở lại làm việc trong 30 ngày đầu mà sức khỏe vẫn chưa hồi phục thì theo Điều 29 Luật BHXH, người lao động còn được giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau.
Thời gian nghỉ dưỡng sức tối đa là 05 ngày, bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Với mỗi ngày nghỉ, người lao động sẽ được nhận số tiền như sau:
Mức hưởng = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày nghỉ
Xem thêm: Hướng dẫn Hồ sơ hưởng chế độ BHXH đối với người lao động F0
2. Người lao động có con là F0 được hưởng chế độ gì?
Theo Điều 24 và Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động tham gia BHXH mà có con là F0 sẽ được nhận trợ cấp nếu phải nghỉ việc để chăm con dưới 07 tuổi và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Căn cứ Điều 27 Luật BHXH, thời gian hưởng chế độ chăm con ốm được xác định theo giấy ra viện của con hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nhưng chỉ tối đa như sau:
– Con dưới 03 tuổi: Tính hưởng chế độ tối đa 20 ngày/năm/con.
– Con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi: Tính hưởng chế độ tối đa 15 ngày/năm/con.
Đặc biệt, nếu cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì cha mẹ có thể lựa chọn cùng nghỉ hoặc nghỉ luân phiên để chăm con (Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
Mức hưởng trợ cấp ốm đau trong trường hợp này cũng được áp dụng theo công thức sau:
Mức hưởng |
= |
75% |
x |
Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ |
: |
24 |
x |
Số ngày nghỉ |
Xem thêm: Dịch vụ kế toán – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
3. Người lao động và con đều bị F0 có được nhận đồng thời 3 khoản trợ cấp?
Hiện nay, Luật BHXH và các văn bản liên quan đều không có hướng dẫn cụ thể về việc giải quyết chế độ ốm đau trong trường hợp người lao động và con của người đó đồng thời bị ốm.
Tuy nhiên, khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 đã chỉ rõ bản chất của BHXH thông qua định nghĩa sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, bản chất của BHXH chỉ nhằm bù đắp một phần thu nhập khi người lao động phải nghỉ làm vì lý do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,…
Do đó, trường hợp người lao động và con đều bị F0 mà có thời gian nghỉ điều trị trùng nhau thì người lao động chỉ được chọn hưởng trợ cấp ốm đau do bản thân bị ốm hoặc trợ cấp ốm đau khi nghỉ làm chăm con ốm.
Quỹ BHXH sẽ không đồng thời chi trả cả hai khoản trợ cấp nói trên trong cùng khoảng thời gian nghỉ làm.
Lưu ý, nếu chọn hưởng trợ cấp ốm đau khi chăm con ốm, người lao động sẽ gặp thiệt thòi khi không được tính hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau.
Như vậy, nếu người lao động và con bị F0 trong cùng khoảng thời gian thì người này chỉ được giải quyết tối đa 02 khoản trợ cấp: Trợ cấp ốm đau khi bản thân bị ốm và trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau.
Còn nếu người lao động và con bị F0 trong các khoảng thời gian khác nhau thì người này vẫn có cơ hội được nhận cả 03 khoản trợ cấp: Trợ cấp khi nghỉ làm chăm con ốm, trợ cấp ốm đau khi bản thân bị ốm và trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau.
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
Dịch vụ BHXH (Tham gia lần đầu, điều chỉnh, Thai sản, giải quyết các chế độ ốm đau,…)
Share bài viết:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Xem thêm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh quan trọng thế nào đối với doanh nghiệp?
- Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2022
- Các trường hợp không phải quyết toán TNCN 2022
- Giải đáp thắc mắc về chính sách giảm VAT theo Nghị định 15
- Đoàn viên là F0 được hỗ trợ từ 1,5 – 3 triệu đồng
- Đề xuất hỗ trợ lao động thuê nhà ở trọ
- F0 điều trị tại nhà có được hưởng chế độ ốm đau từ BHXH?
- Chứng từ khấu trừ thuế TNCN dùng để làm gì?
- Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân 2022
- Quy định về mức thu thuế trước bạ từ ngày 01/3/2022
- Cách xử lý khi xuất hóa đơn 10% cho hàng hóa được giảm thuế còn 8%
- Hướng dẫn xác định doanh nghiệp áp dụng thuế suất 8%
- Các trường hợp được miễn thuế môn bài 2022
- Hướng dẫn xuất hóa đơn giảm thuế theo Nghị định 15
- Quy định người dân về quê ăn tết của các tỉnh, thành
- Bậc thuế và hạn nộp thuế môn bài 2022
- Về quê đón Tết phải chuẩn bị giấy tờ gì?
- Các quy định mới về hóa đơn áp dụng từ năm 2022
- Lý do tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 68 vẫn chưa về đến tay?
- Những lưu ý quan trọng khi cơ quan thuế yêu cầu chuyển đổi HĐĐT
- Hướng dẫn điều chỉnh thông tin cá nhân BHXH trên VssID
- Có được xuất hóa đơn lùi ngày khi dùng hóa đơn điện tử?
- Tiền tăng ca có được miễn thuế thu nhập cá nhân?
- Lời hay lỗ khi rút BHXH 1 lần BHXH tự nguyện
- Cách khắc phục các lỗi thường gặp khi dùng HĐĐT
- Xây nhà ở phải nộp các loại thuế và lệ phí nào?
- Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế TNCN và VAT năm 2021
- Các thủ tục sau khi thành lập công ty
- Thành lập công ty và dịch vụ kế toán trọn gói
-
Lý do nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Tùng Linh Quân
- Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty?
- Các loại thuế cơ bản công ty phải nộp
- Tổng hợp điểm mới của Thông tư 40/2021 về thuế hộ kinh doanh
- HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG ĐIỆN TỬ
- Chính sách mới về bảo hiểm xã hội
- Chính sách BHXH mới: Đóng 10 năm nhận lương hưu, khó rút 1 lần
- Tư vấn thành lập các loại hình doanh nghiệp
- Thủ tục đăng ký thỏa ước lao động tập thể
- Các quy định khi giải thể doanh nghiệp
- Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Đà Nẵng
- Thành lập văn phòng đại diện
- Thay đổi Đăng ký kinh doanh
- Thành lập chi nhánh công ty
- Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
- DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÀ NẴNG
[…] Người lao động và con đều bị F0 hưởng chế độ như thế nào? […]