Điều kiện để hỗ trợ khi nghỉ dịch không hưởng lương

Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương
Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động;

Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Đối tượng hỗ trợ

1. Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục) bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19

2. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021

3. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

>> Xem thêm: Thành lập công ty và dịch vụ kế toán trọn gói

Cách thức thực hiện
Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 06 ngày làm việc Nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm, UBND cấp quận/huyện
Nộp trực tuyến 06 ngày làm việc Sử dụng hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia (tại đây)
Mức hỗ trợ

– 1.855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng (30 ngày).

– 3.710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.

– Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.

Trình tự thực hiện

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 15 Quyết định này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.

3. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

>> Xem thêm: Ưu đãi dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng

Thành phần hồ sơ
Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương (Mẫu thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ) (Mẫu thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ – Tự làm) Bản chính: 0 – Bản sao : 1
  • Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội (Mẫu số 05)
  • Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và đang mang thai (Mẫu 05_DSNLD_Phụ lục 1)
  • Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em (Mẫu 05_DSNLD_Phụ lục 2)
Mẫu số 05 Bản chính: 1 – Bản sao : 0
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền Bản chính: 0 – Bản sao : 1
Cơ quan thực hiện
– Cơ quan BHXH
– UBND cấp huyện
– UBND cấp tỉnh
Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:

1. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.

2. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

>> Xem thêm: Bao giờ người lao động nhận được tiền hỗ trợ ?

——

Và nhằm tiếp tục hỗ trợ người lao động gặp khó khăn trong thời buổi dịch bệnh, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP hỗ trợ người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Vậy người lao động đã nghỉ dịch có được hưởng tiền hỗ trợ này không?

Để trả lời cho vấn đề chi trả tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP đối với người lao động phải nghỉ làm trong thời gian dịch bệnh, cần xem xét cụ thể trong từng cụ thể trường hợp nghỉ làm sau đây:

1. Người lao động ngừng việc do dịch bệnh

Theo hướng dẫn tại Công văn 264/QHLĐTL-TL, người lao động ngừng việc do ảnh hưởng của Covid-19 thuộc các trường hợp sau thì sẽ được trả lương ngừng việc:

(1) Người lao động phải ngừng việc trong thời gian cách ly y tế.

(2) Người lao động phải ngừng việc do nơi làm việc hoặc nơi cư trú bị phong tỏa.

(3) Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp/bộ phận doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

(4) Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp/bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa quay trở lại làm việc.

Do được hưởng lương nên trong thời gian ngừng việc, người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng các loại bảo hiểm bắt buộc. Nội dung này được ghi nhận tại khoản 8 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

8. Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

Như vậy, nếu phải ngừng việc trong thời gian dài mà vẫn được hưởng lương thì người lao động vẫn được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Kéo đó, những người lao động này sẽ được hưởng tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP bởi mục 1a Phần II Nghị quyết này đã nêu rõ:

a) Đối tượng áp dụng

– Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

Với cách hiểu này, chỉ cần đang đóng bảo hiểm tại thời điểm ngày 30/9/2021, người lao động sẽ được hưởng tiền hỗ trợ.

2. Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động

Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng với người lao động. Khi đó, quyền lợi của người lao động sẽ được giải quyết theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động như sau:

2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, nếu không có thỏa thuận thì trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động sẽ không được trả lương và hưởng các quyền lợi theo hợp đồng.

Kéo theo đó, người lao động sẽ không được đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tạm hoãn hợp đồng.

Trong khi đó, Nghị quyết 116 chỉ chi trả tiền hỗ trợ cho 2 đối tượng sau:

– Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

– Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.

Đối chiếu với quy định trên, nếu tính đến 30/9/2021, người lao động đang trong thời gian tạm hoãn hợp đồng thì sẽ không được nhận hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Xem thêm: Bao giờ người lao động nhận được tiền hỗ trợ ?

3. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động

Trường hợp này được quy định khá rõ trong Nghị quyết 116/NQ-CP như sau:

– Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.

Theo đó, người lao động nghỉ làm do chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian dịch bệnh cũng được xem xét hưởng tiền hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1 – Chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc từ ngày 01/01/2020 – hết ngày 30/9/2021.

2 – Có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu.

3 – Không thuộc trường hợp hưởng lương hưu hằng tháng.

Theo đó, có thể hiểu đơn giản rằng, người lao động chấm dứt hợp đồng từ ngày 01/01/2020 đến hết 30/9/2021 mà còn thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ được hưởng tiền hỗ trợ.

Nói tóm lại, tùy trường hợp nghỉ làm do dịch mà người lao động có thể được hưởng hoặc không được hưởng tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP.

Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:

📍 Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
📍 Dịch vụ HOÀN THUẾ
📍 Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
📍 Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
📍 Dịch vụ kế toán FDI
📍 Dịch vụ kiểm toán
📍 Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
📍 Cung cấp phần mềm kế toán.
📍 Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…

📍 Dịch vụ BHXH (Tham gia lần đầu, điều chỉnh, Thai sản, giải quyết các chế độ ốm đau,…)

Share bài viết:
⏳Thông tin liên hệ:
🏦 Công Ty Dịch Vụ Kế Toán – Tư Vấn Thuế Tùng Linh Quân
🏠 Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng – Thanh Khê Tây – Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4 Nguyễn Du – TP. Hà tĩnh, Hà Tĩnh
📞 Điện thoại: 02363.642.044 – 0905.171.555
Xem thêm:

3 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *