Trợ cấp thất nghiệp đã và đang đóng góp một phần không nhỏ trong thu nhập của người lao động sau khi nghỉ việc. Vậy tại những nơi đang giãn cách xã hội, người lao động làm thế nào để để nộp hồ sơ và hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp trong mùa dịch?
Theo quy định hiện hành, không phải cứ nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động muốn hưởng trợ cấp này phải đảm bảo có đủ các điều kiện tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, bao gồm:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ trừ các trường hợp như thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, chết…
Xem thêm: Ngừng việc do Covid-19 có được đóng bảo hiểm?
Khi đáp ứng đủ điều kiện, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Mức hưởng hàng tháng |
= |
Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp |
x |
60% |
Trong đó: Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 – 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Căn cứ: Điều 50 Luật Việc làm 2013.
>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
Đang giãn cách xã hội, nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào?
Như đã chỉ ra ở trên, người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp cần nhanh chóng nộp hồ sơ đề nghị hưởng trong vòng 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Nơi nộp hồ sơ là bất cứ trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương mà người lao động muốn nhận.
Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, người lao động được nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo các cách sau:
1 – Nộp trực tiếp.
2 – Ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện nếu thuộc trường hợp:
- Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền.
- Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Như vậy, trong thời gian giãn cách xã hội, người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp hoàn toàn có thể nộp hồ sơ thông qua bưu điện.
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (xem chi tiết mẫu đơn tại đây);
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ví dụ như:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc…
– Sổ bảo hiểm xã hội.
Lưu ý:
– Khi nộp hồ sơ qua bưu điện, người lao động cần chuẩn bị thêm 01 bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
– Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính là ngày ghi trên dấu bưu điện.
>> Xem thêm: Ưu đãi dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
Đang giãn cách xã hội, có cần thông báo tìm việc để hưởng trợ cấp?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Điều 52 Luật Việc làm 2013 đã nêu rõ:
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Theo đó, hầu hết các trường hợp muốn nhận trợ cấp thất nghiệp đều phải thông báo việc tìm kiếm việc làm hằng tháng, trừ một số trường hợp như: người lao động bị bệnh phải điều trị dài ngày, nghỉ hưởng chế độ thai sản, thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng,…Đặc biệt, theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2015, trường hợp đang trong thời gian dịch bệnh, người lao động không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nhưng phải nộp thư đảm bảo hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực của giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn (có thể gửi qua bưu điện).Thời gian chậm nhất phải nộp là 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm.
>> Xem thêm: Lý do nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Tùng Linh Quân
Tuy nhiên, thay vì phải xin xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về việc xảy ra dịch bệnh, Nghị Quyết 42/NQ-CP năm 2020 đã cho phép người lao động có thể thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp cho đến khi công bố hết dịch. Có thể kể đến như:
– Gửi thư điện tử (email);
– Fax;
– Qua đường bưu điện;
– Zalo…
Như vậy, người lao động hoàn toàn có thể thông báo tình hình tìm kiếm việc làm theo nhiều cách, đơn giản và tiện nhất có thể kể đến email, zalo. Người lao động chỉ cần kê khai đầy đủ nội dung phiếu thông báo tình trạng tìm kiếm việc làm, gửi bản chụp vào hòm thư điện tử hoặc số zalo do Trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp.
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
Dịch vụ BHXH (Tham gia lần đầu, điều chỉnh, Thai sản, giải quyết các chế độ ốm đau,…)
Share bài viết:
Thông tin liên hệ:
Xem thêm:
- Các khoản tính và không tính đóng BHXH từ 1/9/2021
- Đà Nẵng áp dụng mẫu giấy đi đường QRCode mới
- Lý do nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Tùng Linh Quân
- Các loại thuế cơ bản công ty phải nộp
- Ưu nhược điểm khi thành lập công ty so với thành lập hộ kinh doanh\
- Thủ tục hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp
- Nghị quyết miễn giảm thuế theo thủ tục rút gọn
- Hướng dẫn làm thủ tục online để nhận tiền hỗ trợ Covid-19
- Cần lưu ý khi đăng ký vốn điều lệ công ty
- Mua bán nợ được miễn thuế GTGT nhưng phải lập hóa đơn
- Điều chỉnh quyết toán thuế TNCN phải sửa lại tờ khai thuế có sai sót
- Lưu ý khi thanh kiểm tra thuế về giao dịch liên kết
- BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022?
- Đối tượng nộp thuế nhà thầu 2021
- Gia hạn thời hạn nộp thuế năm 2021
- Tổng hợp điểm mới của Thông tư 40/2021 về thuế hộ kinh doanh
- HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG ĐIỆN TỬ
- Chính sách mới về bảo hiểm xã hội
- Chính sách BHXH mới: Đóng 10 năm nhận lương hưu, khó rút 1 lần
- Tư vấn thành lập các loại hình doanh nghiệp
- Thủ tục đăng ký thỏa ước lao động tập thể
- Các quy định khi giải thể doanh nghiệp
- Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Đà Nẵng
- Thành lập văn phòng đại diện
- Thay đổi Đăng ký kinh doanh
- Thành lập chi nhánh công ty
- Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
- DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÀ NẴNG
[…] Làm sao để nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp khi đang giãn cách? […]
[…] Làm sao để nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp khi đang giãn cách? […]
[…] Làm sao để nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp khi đang giãn cách? […]
[…] Làm sao để nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp khi đang giãn cách? […]
[…] Làm sao để nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp khi đang giãn cách? […]
[…] Làm sao để nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp khi đang giãn cách? […]