Trường hợp nào miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết ?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết sẽ được miễn lập hồ sơ kê khai giá giao dịch liên kết nếu tổng doanh thu trong kỳ tính thuế dưới 50 tỷ và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ.

Tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế làm căn cứ xét miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết được tính bằng tổng giá trị tại Cột (3) cộng Cột (7) của dòng chỉ tiêu “Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động liên kết” theo hướng dẫn tại Phụ lục I Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Việc xác định “giao dịch liên kết” được căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1, Điều 5 và Điều 6 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

blue-check Doanh thu cổ tức không được giảm trừ vào tổng chi phí lãi vay

Các doanh nghiệp nếu có quan hệ liên kết thì tổng chi phí lãi vay chỉ được hạch toán tối đa 30% so với tổng lợi nhuận thuần cộng với tổng chi phí lãi vay. Công thức có thể hiểu như sau:

Chi phí lãi vay được hạch toán = (Tổng lợi nhuận thuần + Tổng chi phí lãi vay) * 30%.

Trong đó, tổng chi phí lãi vay được xác định như sau:

– Được trừ bớt lãi tiền gởi và lãi cho vay (nếu có)

– Không được giảm trừ doanh thu cổ tức vào tổng chi phí lãi vay

>> Xem thêm: Lưu ý khi thanh kiểm tra thuế về giao dịch liên kết

blue-check Giới thiệu những điểm mới về kê khai giao dịch liên kết

So với Nghị định số 20/2017/NĐ-CPstatus1 , Nghị định số 132/2020/NĐ-CP có những điểm mới về kê khai giao dịch liên kết như sau:

– Sẽ không có Thông tư hướng dẫn Nghị định. Các nội dung về nguyên tắc, phương pháp, nghĩa vụ xác định giá giao dịch liên kết và thủ tục kê khai giao dịch liên kết đều được thực hiện theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

– Bổ sung định nghĩa về “Thỏa thuận của nhà chức trách có thẩm quyền”; “Tổ chức thay mặt nộp báo cáo”.

– Sửa đổi, bổ sung định nghĩa về “khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn” và “các bên có quan hệ liên kết”. Theo đó, một số trường hợp mới được coi là có giao dịch liên kết gồm: chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng từ 25% vốn góp chủ sở hữu; vay hoặc cho vay ít nhất 10% vốn chủ sở hữu với các cá nhân đang điều hành, kiểm soát doanh nghiệp.

– Sửa đổi hạn mức hạch toán chi phí lãi vay và bổ sung trường hợp loại trừ. Theo đó, doanh nghiệp có giao dịch liên kết được tăng hạn mức hạch toán chi phí lãi vay từ 20% lên 30%.

– Sửa đổi về trách nhiệm nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam có Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài.

>> Xem thêm: Kiểm tra doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế

blue-check Điều chỉnh chi phí lãi vay các năm 2017, 2018 phải nộp trước 1/1/2021

Lưu ý các doanh nghiệp có giao dịch liên kết khi điều chỉnh quyết toán thuế TNDN các năm 2017 và 2018 theo chính sách cho phép nâng mức trần hạch toán chi phí lãi vay từ 20% lên 30% theo Nghị định số 68/2020/NĐ-CPstatus1 cần biết năng:

– Bản điều chỉnh của quyết toán 2017, 2018 phải nộp trước 1/1/2021

– Không áp dụng mức trần 30% để tính cho cả các khoản chi phí lãi vay phát sinh trước 2017 (nếu có)

>> Xem thêm: Ưu đãi dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng

blue-check Quy định mới về kê khai giao dịch liên kết

Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (73 trang)

Nghị định này vẫn giữ mức trần khống chế chi phí lãi vay 30% theo như trước đó tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CPstatus1 .

Về khái niệm “giao dịch liên kết”, ngoài những định nghĩa như trước đây tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CPstatus1 , Nghị định này có thêm một định nghĩa mới. Theo đó, nếu doanh nghiệp có phát sinh chuyển nhượng hoặc nhận nhận chuyển nhượng ít nhất 25% vốn hoặc cho cá nhân đang điều hành doanh nghiệp đó vay ít nhất 10% vốn góp góp chủ sở hữu thì cũng bị xem là có giao dịch liên kết

Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trong việc xác định các giao dịch liên kết, nộp tờ khai theo mẫu của Phụ lục I, II, III đính kèm Nghị định này cùng với Tờ khai quyết toán thuế TNDN, đồng thời lưu giữ các hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết .

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế TNDN năm 2020.

Thay thế Nghị định số 20/2017/NĐ-CPstatus1 ngày 24/02/2017 và Nghị định số 68/2020/NĐ-CPstatus1 ngày 24/6/2020.

Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:

📍 Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
📍 Dịch vụ HOÀN THUẾ
📍 Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
📍 Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
📍 Dịch vụ kế toán FDI
📍 Dịch vụ kiểm toán
📍 Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
📍 Cung cấp phần mềm kế toán.
📍 Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…

📍 Dịch vụ BHXH (Tham gia lần đầu, điều chỉnh, Thai sản, giải quyết các chế độ ốm đau,…)

Share bài viết:
⏳Thông tin chi tiết:
🏦 Công ty TNHH DV Kế Toán – TV Thuế Tùng Linh Quân
🏠 Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng – Thanh Khê Tây – Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4 Nguyễn Du – TP. Hà tĩnh, Hà Tĩnh
🌐 Website: https://tunglinhquan.com
📨 Email: [email protected]
⌨️ Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:

2 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *