Chỉ sau 2 Phiên đàm phán trong cùng tháng 3 và 4, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 đã được thống nhất. Đặc biệt, thời gian đề xuất tăng lương áp dụng ngay từ tháng 7 năm nay.
Trao đổi với báo giới ngay sau cuộc họp sáng 12/4, ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho biết, sau nhiều giờ đàm phán và bỏ phiếu, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã thống nhất mức đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng ở 4 vùng (nếu được thông qua) sẽ lần lượt tăng thêm như sau: Vùng I tăng thêm 260.000 đồng, Vùng II tăng thêm 240.000, Vùng III tăng thêm 210.000 đồng, Vùng IV tăng thêm 180.000 đồng.
“Về thời điểm, lương tối thiểu vùng dự kiến được tăng từ 1/7/2022, áp dụng tới 31/12/2023. So với kỳ vọng của Tổng LĐLĐ Việt Nam, mức tăng chưa đạt được như đề xuất nhưng đó cũng đã thể hiện sự đồng thuận, ủng hộ của người lao động trước những khó khăn của doanh nghiệp”, ông Ngọ Duy Hiểu nói.
Về phía đại diện người sử dụng lao động, ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, mức đề xuất tăng 6% được thống nhất đã là một nỗ lực lớn của 2 bên. Đặc biệt, với việc này, giới chủ sử dụng lao động sẽ phải điều chỉnh nhiều chỉ tiêu trong bối cảnh nhiều khó khăn do Covid-19 trong 2 năm qua.
>>Xem thêm: Dịch vụ hiệu quả và tiết kiệm cho Doanh nghiệp
Trước đó, trao đổi với báo giới trước giờ họp, ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, Tổng Liên đoàn kỳ vọng lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh tăng từ 1/7/2022 với mức từ 7-8%.
Lý do của mức đề xuất trên, ông Ngọ Duy Hiểu cho rằng, ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên 2 năm nay, Chính phủ chưa điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng.
Tiền lương tối thiểu hiện vẫn đang được thực hiện theo quy định của Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Trong khi đó, đời sống, việc làm và thu nhập của người lao động và gia đình họ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
“Chúng tôi chia sẻ với khó khăn của nhiều doanh nghiệp, nhưng sức chịu đựng của người lao động cũng đã đến ngưỡng để xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng tăng liên tục và đời sống người lao động gặp rất nhiều khó khăn” – ông Ngọ Duy Hiểu nói.
Bên cạnh mức đề xuất lương tối thiểu vùng, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề nghị xem xét, bổ sung khoản trích đóng bảo hiểm bắt buộc các loại trừ vào lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tổng cộng: 10,5%) để tính vào mức sống tối thiểu của người lao động ở một tỷ lệ thấp nhất có thể, ví dụ là 0,5% – 1%, để bù đắp phần nào cho chi phí mức sống tối thiểu của người lao động trong thực tế.
Cũng liên quan tới đề xuất lương tối thiểu vùng, bà Vi Thị Hồng Minh – Phó Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động, VCCI cho biết, lương tối thiểu sẽ được cân nhắc điều chỉnh tăng và thời điểm xem xét có thể vào đầu năm 2023 cho phù hợp năm tài chính.
Bà Vi Thị Hồng Minh cho rằng, thông thường, đầu năm, các doanh nghiệp có một số xáo trộn như tuyển mới công nhân để bù cho số đã nghỉ. Tiền lương điều chỉnh vào thời điểm này có thể giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân lao động để ổn định sản xuất cả năm.
>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
“Do đó, nếu điều chỉnh quá gấp gáp sẽ đẩy doanh nghiệp vào thế khó”, bà Minh nói.
Cũng theo đánh giá của Văn phòng giới sử dụng lao động, lương tối thiểu vùng chủ yếu ảnh hưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa – nhóm chịu tiêu cực nhất từ đại dịch và khoảng 10 triệu người ở khu vực quan hệ lao động không bền vững.
“Nhiều doanh nghiệp đang trả cao hơn mức chung và không phải điều chỉnh lần nữa theo quy định của nhà nước. Nếu điều chỉnh lương tối thiểu vùng chưa chắc tổng thu nhập thực nhận của người lao động sẽ cao lên…”, bà Vi Thị Hồng Minh nói.
Được biết, lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng gần nhất là từ ngày 1/1/2020, với vùng I là 4,42 triệu đồng; vùng II 3,92 triệu; vùng III 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng.
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Xem thêm:
- Triển khai hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh
- Chính sách mới có hiệu lực tháng 4/2022
- Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ 01/4/2022
- Thành lập công ty và dịch vụ kế toán trọn gói
-
Lý do nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Tùng Linh Quân
- Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty?
- Các loại thuế cơ bản công ty phải nộp
- Tổng hợp điểm mới của Thông tư 40/2021 về thuế hộ kinh doanh
- HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG ĐIỆN TỬ
- Chính sách mới về bảo hiểm xã hội
- Chính sách BHXH mới: Đóng 10 năm nhận lương hưu, khó rút 1 lần
- Tư vấn thành lập các loại hình doanh nghiệp
- Thủ tục đăng ký thỏa ước lao động tập thể
- Các quy định khi giải thể doanh nghiệp
- Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Đà Nẵng
- Thành lập văn phòng đại diện
- Thay đổi Đăng ký kinh doanh
- Thành lập chi nhánh công ty
- Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
- DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÀ NẴNG
[…] Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 […]
[…] Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 […]
[…] Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 […]
[…] Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 […]
[…] Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 […]
[…] Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 […]
[…] Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 […]