Điều kiện trở thành chi phí hợp lý ?

Việc xác định chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp rất quan trọng vì giúp giảm thuế phải nộp, đồng thời là một tiêu chí đánh giá kế toán giỏi trong việc áp dụng pháp luật. Vậy, chi phí hợp lý là gì, điều kiện chi phí hợp lý được quy định thế nào?
1. Chi phí hợp lý là gì?

Chi phí hợp lý hay chi phí được trừ được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp, nhất là bộ phận kế toán nhưng pháp luật nói chung và pháp luật về thuế nói riêng không có định nghĩa thế nào là chi phí hợp lý.

Việc không định nghĩa là điều hợp lý, bởi lẽ chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế, tính thuế thu nhập doanh nghiệp rất đa dạng và phức tạp nên không thể quy định một khái niệm chung để nhận diện mọi chi phí.

Mặc dù pháp luật không định nghĩa nhưng có quy định về điều kiện được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; theo đó một khoản chi chỉ cần đáp ứng điều kiện theo quy định sẽ trở thành chi phí hợp lý và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Căn cứ điều kiện chi phí được trừ quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTCcó thể hiểu chi phí hợp lý như sau:

Chi phí hợp lý là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Lý do nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Tùng Linh Quân

2. Điều kiện trở thành chi phí hợp lý
Điều 4 Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều này thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:

Điều kiện 1: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều kiện 2: Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật.

Điều kiện 3: Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần mà có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định pháp luật thuế giá trị gia tăng.

Tóm lại, doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi nếu khoản chi đó phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và khoản chi đó có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Lưu ý:

– Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ mà từng lần mua có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Trường hợp khi thanh toán mà doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

>> Xem thêm: Thành lập công ty và dịch vụ kế toán trọn gói

3. Ví dụ về chi phí hợp lý phổ biến
Căn cứ điều kiện trên và thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy một số khoản chi phí được trừ phổ biến như sau:

– Tiền lương, tiền công và các chi phí khác trả cho người lao động như tiền bảo hiểm, trợ cấp,… theo quy định, trừ khoản chi thuộc trường hợp quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

– Doanh nghiệp chi trả tiền lương cho những ngày chưa nghỉ hằng năm của người lao động phù hợp với quy định Bộ Luật lao động và văn bản hướng dẫn thi hành nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

– Chi phụ cấp đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, phụ cấp, tiền ở cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền ở, tiền đi lại, tiền phụ cấp.

– Khoản chi cho hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.

– Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư cho hoạt động kinh doanh.

– Phần chi từ 03 triệu đồng/tháng/người trở xuống để: Mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định pháp luật về BHXH, BHYT để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (BHXH, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ BHYT và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Lưu ý:

+ Khoản chi trích nộp quỹ có tính chất an sinh xã hội, quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Thỏa ước lao động tập thể; Hợp đồng lao động; Quy chế tài chính; Quy chế thưởng (theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC)

+ Doanh nghiệp không được tính vào chi phí với các khoản chi cho chương trình tự nguyện nêu trên nếu không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).

4. Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý hợp lệ
Điều kiện để chi phí lãi vay được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN? Hướng dẫn cách đưa chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý hợp lệ khi tính thuế TNDN theo quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC.
Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý khi tính thuế TNDN:

– Phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN.

– Nếu vay của cá nhân, tổ chức… không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế thì: Lãi suất không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

– Hợp đồng vay tiền.

– Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (Khi vay, cho vay, trả nợ vay)

– Chứng từ khấu trừ thuế TNCN: 5% (Nếu đi vay của cá nhân khi trả lãi tiền vay phải khấu trừ 5%)

– Hóa đơn GTGT tiền lãi vay (Nếu đi vay của DN (không phải là tổ chức tín dụng) khi trả tiền lãi vay thì phải yêu cầu công ty cho vay xuất hóa đơn)

4.1. Cách xác định vốn điều lệ còn thiếu và lãi suất:
Theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định: Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN gồm:
“2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
– Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

       – Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

       – Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

              + Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

             + Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

(Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này)”

Ví dụ 1:

– Trên giấy phép đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp đăng ký Vốn điều lệ là: 2.500.000.000. Theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN là trong vòng 90 ngày các cổ đông phải góp đủ số vốn đã đăng ký.

– Nhưng khi đến hạn, các cổ đông mới chỉ góp được: 1.500.000.000 (Thiếu 1.000.000.000)

– Công ty đi vay Ngân hàng Vietinbank: 600.000.000 với lãi suất 9%/tháng.

– Chi phí lãi vay hàng tháng công ty phải trả là: 600.000.000 x 9% = 54.000.000

– Theo quy định bên trên: Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

-> Chi phí lãi vay Không được trừ khi tính thuế TNDN: = 54.000.000

Ví dụ 2:

– Công ty A trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2017, đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.

– Thực tế ngày 02/01/2017, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốn điều lệ đã đăng ký).

– Ngày 01/04/2017, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 20% số vốn điều lệ đã đăng ký).

– Từ 01/04/2017 đến 31/12/2017 các thành viên không góp thêm vốn.

– Tổng lãi tiền vay Công ty phải trả trong năm là 1 tỷ đồng, trong đó, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng.

Như vậy:
Chi phí lãi tiền vay không được tính vào chi phí được trừ gồm:

– Giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng x 40% = 240 triệu đồng,

– Giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng x 20% = 80 triệu đồng.

Năm 2017: Trong 1 tỷ đồng chi phí lãi tiền vay, Công ty A không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN là 320 triệu đồng.

Ví dụ 3:

– Doanh nghiệp đi vay tiền của cá nhân 500.000.000 với lãi suất trả cho cá nhân là 1,5%/tháng. (Biết rằng Công ty đã góp đủ vốn điều lệ theo tiến độ)

– Mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay là 0.8%/tháng.

– Lãi suất hợp lý (Không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay) = 0.8% x 150% = 1.2%

– Chi phí lãi vay được trừ tối đa = 500.000.000 x 1.2% = 6.000.000/tháng

– Chi phí lãi vay phải trả cho cá nhân 1 tháng: = 500.000.000 x 1.5% = 7.500.000/tháng

– Chi phí lãi vay không được trừ: = 7.500.000 – 6.000.000 = 1.500.000

Xem thêm: Thành lập công ty và dịch vụ kế toán trọn gói

4.2. Phải có chứng từ không dùng tiền mặt khi vay tiền:

Nếu DN (không phải là tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau thì phải sử dụng các hình thức giao dịch sau:

– Thanh toán bằng Séc;
– Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
– Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

(Theo điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015)

Như vậy: Khi DN bạn đi vay hoặc cho vay thì phải chuyển khoản (không dùng tiền mặt nhé)

4.3. Cần có hóa đơn hoặc chứng từ khấu trừ thuế:

– Nếu đi vay của DN (không phải là tổ chức tín dụng): Khi trả tiền lãi vay thì phải yêu cầu công ty cho vay phải lập hóa đơn GTGT.

Chi tiết: 

– Nếu vay tiền của cá nhân … : Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân đó thì phải khấu trừ 5% để nộp thuế TNCN. (Theo khoản 3 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC: Đây là khoản thu nhập từ đầu tư vốn. Thuế suất là 5%)

 Tải về:  Mẫu 06/TNCN tờ khai khấu trừ thuế TNCN

Từ ngày 1/7/2015 theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014: Quy định về thời hạn vốn góp:
Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (Kể cả Công ty cổ phần, TNHH 1 thành viên, TNHH 2 thành viên)
– Nếu đến hạn mà vẫn chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ.”
Chi tiết: Thời hạn góp vốn điều lệ
Lưu ý: Theo Công văn 4815/TCT-CS ngày 18/10/2016 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế Tỉnh Gia Lai. Và theo Công văn 4975/TCT-CS ngày 26/20/2016 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế TP. Hồ Chí Minh quy định:

– Khi DN cho vay, mượn tiền (Dù là Tổ chức hoặc cá nhân) mà Không lấy lãi hoặc Lãi xuất 0% => Có thể sẽ bị Cơ quan thuế ấn định thuế phải nộp (Vì đây là trao đổi không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường)

Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:

📍 Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
📍 Dịch vụ HOÀN THUẾ
📍 Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
📍 Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
📍 Dịch vụ kế toán FDI
📍 Dịch vụ kiểm toán
📍 Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
📍 Cung cấp phần mềm kế toán.
📍 Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…

📍 Dịch vụ BHXH (Tham gia lần đầu, điều chỉnh, Thai sản, giải quyết các chế độ ốm đau,…)

Share bài viết:
⏳Thông tin liên hệ:
🏦 Công Ty Dịch Vụ Kế Toán – Tư Vấn Thuế Tùng Linh Quân
🏠 Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng – Thanh Khê Tây – Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4 Nguyễn Du – TP. Hà tĩnh, Hà Tĩnh
📞 Điện thoại: 02363.642.044 – 0905.171.555
Xem thêm:

 

One Response

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *