Bãi bỏ quy định hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái

Thông tư số 37/2021/TT-BTC ngày 27/5/2021 của Bộ Tài chính về việc bãi bỏ Thông tư số 179/2012/TT-BTCstatus3 ngày 24/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp (2 trang)

Thông tư bãi bỏ toàn bộ Thông tư 179/2012/TT-BTCstatus3 quy định về việc hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp kể từ ngày 11/7/2021.

Theo đó, toàn bộ các quy định, hướng dẫn về hạch toán chênh lệch tỷ giá tại Thông tư 179/2012/TT-BTCstatus3 chỉ được áp dụng đến hết ngày 10/7/2021.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/7/2021.

>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

blue-check Điều kiện khấu trừ và hạch toán hóa đơn ăn uống

– Nếu là hóa đơn giấy thì nội dung trên hóa đơn phải đảm bảo quy định tại Điều 4 và bảng kê đính kèm phải đảm bảo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTCstatus3 .

– Nếu là hóa đơn điện tử thì nội dung trên hóa đơn phải đảm bảo quy định tại Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTCstatus3 và trên hóa đơn phải hiển thị đầy đủ danh mục HHDV bán ra, không được đính kèm bằng bảng kê.

Ngoài ra, các hóa đơn “ăn uống” nếu muốn kê khai khấu trừ thuế và hạch toán chi phí thì cần phải đáp ứng các quy định tương ứng tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTCstatus2 và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 .

>> Xem thêm: Ưu đãi dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng

blue-check Bản scan hóa đơn không có giá trị hạch toán và khai thuế

Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn số 4721/TCT-DNL ngày 13/10/2017, “bản scan” hóa đơn thương mại gửi qua email không được coi là hóa đơn điện tử và cũng không có giá trị như một bản gốc để hạch toán, kê khai, nộp thuế.

Thực chất, “scan” hóa đơn chỉ là việc quét hóa đơn giấy (hóa đơn gốc) thành file hình ảnh để lưu trên máy tính, điện thoại nên không phải là hóa đơn gốc và cũng không phải hóa đơn điện tử.

>> Xem thêm: Hướng dẫn điều chỉnh hóa đơn điện tử khi sai sót

blue-check Hóa đơn ghi bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt
Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 174/2016/NĐ-CPstatus2 , “chứng từ kế toán” ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt các nội dung chủ yếu.

“Hóa đơn” được coi là “chứng từ kế toán” (Điều 20 Luật Kế toán 2015status2 ).

Theo đó, trường hợp Công ty phát sinh hóa đơn thương mại bằng tiếng nước ngoài thì bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt để làm căn cứ hạch toán chi phí và ghi sổ kế toán.

Riêng hợp đồng, hồ sơ khác liên quan đến hóa đơn thương mại thì không bắt buộc dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền (khoản 5 Điều 5 Nghị định 174/2016/NĐ-CPstatus2 ).

Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:

📍 Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
📍 Dịch vụ HOÀN THUẾ
📍 Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
📍 Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
📍 Dịch vụ kế toán FDI
📍 Dịch vụ kiểm toán
📍 Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
📍 Cung cấp phần mềm kế toán.
📍 Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…

📍 Dịch vụ BHXH (Tham gia lần đầu, điều chỉnh, Thai sản, giải quyết các chế độ ốm đau,…)

Share bài viết:
⏳Thông tin chi tiết:
🏦 Công ty TNHH DV Kế Toán – TV Thuế Tùng Linh Quân
🏠 Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng – Thanh Khê Tây – Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4 Nguyễn Du – TP. Hà tĩnh, Hà Tĩnh
🌐 Website: https://tunglinhquan.com
📨 Email: [email protected]
⌨️ Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:

One Response

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *