Tăng lương tối thiểu vùng năm 2020

Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (8 trang)
Kể từ ngày 1/1/2020, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm từ 150 – 240.000 đồng/tháng so với hiện hành.
Mức tăng tương ứng theo từng vùng như sau:

– Vùng I: từ 4.180.000 lên 4.420.000 đồng/tháng (240.000 đ);

– Vùng II: từ 3.710.000 lên 3.920.000 đồng/tháng (210.000 đ);

– Vùng III: từ 3.250.000 lên 3.430.000 đồng/tháng (180.000 đ);

– Vùng IV: từ 2.920.000 lên 3.070.000 đồng/tháng (150.000 đ).

Cần nhớ, đây là mức lương tối thiểu dành cho người lao động làm những công việc giản đơn, đối với người phải qua học nghề, đào tạo nghề thì mức lương tối thiểu phải cộng thêm ít nhất 7%.

Địa bàn vùng áp dụng mức lương tối thiểu 2020 tham khảo Phụ lục đính kèm.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 và thay thế Nghị định số 157/2018/NĐ-CPstatus3 ngày 16/11/2018.

Lương cơ sở tăng, lương hưu, BHXH sẽ đồng loạt điều chỉnh

Mức lương cơ sở trong năm 2020 đã được Quốc hội thông qua chiều 12/11/2019. Theo đó, từ ngày 1/7/2020, lương cơ sở sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng.

Việc tăng lương cơ sở có tác động trực tiếp tới nhiều khoản đóng, hưởng BHXH, BHYT dựa theo lương cơ sở, cụ thể:

Tăng mức đóng BHXH bắt buộc

Theo quy định tại Điều 5 và Khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: Hàng tháng, người lao động trích 8% mức tiền lương tháng của mình để tham gia BHXH bắt buộc.

Nếu mức lương này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, khi mức lương cơ sở được tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng được áp dụng, số tiền đóng BHXH cũng tăng theo. Mức tiền lương tối đa đóng BHXH bằng 32 triệu đồng và cao hơn 2,2 triệu đồng so với mức hiện hành (29,8 triệu đồng).

Tăng mức đóng BHYT cho nhiều đối tượng

Tại điểm đ Khoản 1 Điều 7 và Khoản 2 Điều 1; Khoản 2, 3, 4 Điều 2 và Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định: Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng; người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau; trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng; người thuộc hộ cận nghèo;… có mức đóng BHYT bằng 4,5% mức lương cơ sở.

Theo đó, khi lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng, mức đóng của các đối tượng trên tăng lên 72.000 đồng/tháng (hiện nay là 67.050 đồng/tháng).

Với những người tham gia BHYT theo hộ gia đình, mức đóng cũng căn cứ vào mức lương cơ sở: Mức đóng BHYT theo hộ gia đình cho người thứ nhất là 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Như vậy, khi mức lương này tăng, mức đóng cũng sẽ tăng tương ứng, tương đương mức đóng của người đầu tiên sẽ là 72.000 đồng/tháng (tăng 4.950 đồng/tháng so với mức hiện nay là 67.050 đồng/tháng). Theo đó, mức đóng BHYT của những người còn lại cũng tăng theo.

Người đóng BHYT từ đủ 05 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Do đó, số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm phải lớn hơn 9,6 triệu đồng (hiện nay là 8,94 triệu đồng) thì người bệnh mới được hưởng quyền lợi trên.

Tăng mức trợ cấp một lần khi sinh con

Ngày 01/7/2020 khi lương cơ sở tăng, mức trợ cấp một lần khi sinh con và trợ cấp dưỡng sức sau sinh cũng tăng lên tương ứng. Cụ thể, với mức lương cơ sở mới, tiền trợ cấp một lần khi sinh con sẽ tăng lên 3,2 triệu đồng (trước đây là 2,98 triệu đồng) và trợ cấp dưỡng sức sau sinh bằng 30% mức lương cơ sở, tương ứng với 480.000 đồng/ngày (trước đây là 447.000 đồng).

Tăng nhiều khoản trợ cấp khác về BHXH

Mức lương hưu; trợ cấp BHXH và các khoản trợ cấp hàng tháng như: trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau; trợ cấp một lần khi suy giảm khả năng lao động từ 5 – 31%; mức trợ cấp hàng tháng khi suy giảm khả năng lao động 31% trở lên; trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;… cũng tăng tương ứng khi mức lương cơ sở mới được áp dụng vào năm 2020.

Tăng mức đóng BHYT của các thành viên theo hộ gia đình

Theo Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình, như sau:

Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Như vậy, từ ngày 1/7/2020, mức đóng của người thứ 1 tăng lên 72.000 đồng/tháng (4,5 x 1.600.000 đồng = 72.000 đồng). Đồng thời, mức đóng của những người còn lại cũng tăng theo.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội và để được hỗ trợ về mặt hồ sơ, thủ tục, xin vui lòng liên hệ Đại lý thuế Tùng Linh Quân để biết thêm chi tiết. Hotline: 0935.933.063 – 0359.0319.39

Xem Thêm: 

ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN

Địa chỉ: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555

Email:[email protected]

Web: https://tunglinhquan.com

FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan

 

11 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *