A. Quy định về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn
I. Văn bản quy định:
– Theo Nghị định 191/2013/NĐ Ban hành ngày 21/11/2013 – Hướng dẫn về tài chính công đoàn)(có hiệu lực từ 10/1/2014
– Căn cứ vào Điều 23 của Quyết Định 1908/QĐ-TLĐ (ngày 19 tháng 12 năm 2016) quy định về Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí.
– Quyết định số 1609/QĐ-TLĐ ngày 22/10/2019 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2020.
– Hướng dẫn số 1609/HD-TLĐ ngày 22/10/2019 hướng dẫn xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2020
II. Mức đóng và đối tượng đóng kinh phí và đoàn phí công đoàn:
Đối tượng |
Không phân biệt: có tổ chức công đoàn hay không |
||
Kinh phí công đoàn (Do doanh nghiệp đóng) |
Mức đóng | 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động (Kinh phí công đoàn 2% được tính trên tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội) |
|
Phân phối | Năm 2020: – Doanh nghiệp được sử dụng 70% tổng số thu kinh phí công đoàn. (Tăng 1% so với năm 2019) – Công đoàn cấp trên được sử dụng 30% tổng số thu kinh phí công đoàn.(Giảm 1% so với năm 2019) |
||
Đối tượng | Có tổ chức Công đoàn | Không có tổ chức công đoàn | |
Đoàn phí công đoàn (Do đoàn viên tham gia công đoàn đóng) |
Mức đóng | – NLĐ tham gia công đoàn: đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở. – NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn. |
NLĐ không phải đóng đoàn phí công đoàn. |
Phân phối | – Doanh nghiệp được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn. – Công đoàn cấp trên được sử dụng 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn. |
Không thu và không phải nộp đoàn phí công đoàn cho công đoàn cấp trên. | |
Chú ý: |
– Chủ doanh nghiệp thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn => do đó chủ doanh nghiệp không phải đóng đoàn phí công đoàn– NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn. – Doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn. Nhưng NLĐ không phải đóng đoàn phí công đoàn. – Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí. – Đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 (Từ ngày 01/01/2021, sẽ tăng lên thành 1.600.000).
|
||
MIỄN ĐÓNG ĐOÀN PHÍ CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ THU NHẬP THẤPĐây là nội dung được đề cập tại Công văn 771/TLĐ được ban hành ngày 29/7/2020 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về việc miễn đóng đoàn phí công đoàn.
Theo đó, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt nam thống nhất bổ sung thêm một đối tượng không phải đóng phí công đoàn như sau:Đối với đoàn viên công đoàn có thu nhập thấp hơn mức lương cơ sở thì không phải đóng đoàn phí công đoàn trong thời gian hưởng mức thu nhập nêu trên (Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng).
Thời gian thực hiện việc miễn đóng đoàn phí công đoàn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 chỉ áp dụng cho đến hết thời điểm 31/12/2020.
Ngoài đối tượng nêu trên thì theo quy định hiện hành tại Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 thì những đối tượng sau cũng không phải đóng đoàn phí công đoàn:– Người không tham gia công đoàn;
– Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí;
– Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó cũng không phải đóng đoàn phí.
|
B- Mức trích nộp
1. Trường hợp Doanh nghiệp có thành lập Công đoàn cơ sở.
- Kinh phí công đoàn:
-70% kinh phí công đoàn do doanh nghiệp giữ lại.
-30% nộp về Công đoàn cấp trên quản lý. - Đoàn phí công đoàn:
-60% đoàn phí công đoàn doanh nghiệp giữ lại.
-40% nộp về Công đoàn cấp trên quản lý.
2. Trường hợp Doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở.
-
Kinh phí công đoàn:
– 70% nộp về cho Công đoàn cấp trên giữ hộ để thực hiện việc tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, chăm lo, bảo vệ cho NLĐ.
– 30% nộp về Công đoàn cấp trên quản lý.
=> Thực tế: Nộp toàn bộ 100% kinh phí công đoàn cho Liên đoàn lao động quận/huyện
2. Đoàn phí công đoàn:
=> Không nộp đoàn phí công đoàn
C- Hoàn trả kinh phí công đoàn
Thực tế đơn vị phải nộp 100% kinh phí công đoàn về Liên đoàn lao động cấp trên quản lý. Vậy làm thế nào để lấy lại 68% kinh phí công đoàn?
Hồ sơ bao gồm:
– Quy định về mức chi công đoàn.
– Danh sách nhân viên.
– Bảng kê chi tiết các khoản chi công đoàn (kèm theo các phiếu chi).
– Bảng tổng hợp kinh phí công đoàn phải nộp (đã nộp).
Ngoài ra, người lên nộp phải có giấy giới thiệu của doanh nghiệp và CMTND.
D. Thời hạn nộp
E. Nơi nộp
F. Nguồn Thu
1.Kinh Phí Công Đoàn
2.Đoàn Phí công đoàn
Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng
Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được giao nhiệm vụ thu tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp tiền đoàn phí hàng tháng của đoàn viên theo danh sách đoàn viên của đơn vị; bảo quản, lưu trữ sổ thu đoàn phí theo đúng quy định của luật kế toán; tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính với công đoàn cấp trên. Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.
ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN
- Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
- Chi nhánh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
- Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555
- Email:[email protected]
- Web: https://tunglinhquan.com
- FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan
Xem thêm:
- Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở
- Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
- Cách tính tiền hưởng chế độ ốm đau
- Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Cần biết về ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
- Tư vấn thành lập các loại hình doanh nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực lao động
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY
- Có vốn đầu tư nước ngoài phải xin giấy phép kinh doanh?
- Các ngành nghề kinh doanh bắt buộc ký quỹ 2019
- Tư vấn kiểm soát rủi ro doanh nghiệp
- Tư vấn vốn điều lệ khi thành lập công ty
- Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Đà Nẵng
- Thành lập văn phòng đại diện
- Thay đổi Đăng ký kinh doanh
- Thành lập chi nhánh công ty
- Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
- DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÀ NẴNG
[…] >> Mức đóng Kinh phí Công đoàn mới nhất […]
[…] >> Mức đóng Kinh phí Công đoàn và Đoàn phí Công đoàn mới nhất […]
[…] Mức đóng Kinh phí Công đoàn mới nhất […]
[…] Mức đóng Kinh phí Công đoàn mới nhất […]
[…] Mức đóng Kinh phí Công đoàn mới nhất […]
[…] Mức đóng Kinh phí Công đoàn mới nhất […]
[…] Mức đóng Kinh phí Công đoàn mới nhất […]
[…] Mức đóng Kinh phí Công đoàn mới nhất […]
[…] Ngoài các khoản trích về bảo hiểm bắt buộc nêu trên doanh nghiệp còn phải đóng thêm kinh phí công đoàn cho Liên Đoàn Lao Động Quận/Huyện. Mức đóng kinh phí công đoàn = 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. (Theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP). 2% kinh phí công đoàn này, doanh nghiệp phải đóng tất, người lao động không phải đóng kinh phí công đoàn. Nhưng nếu người lao động tham gia công đoàn sẽ phải đóng đoàn phí. Chi tiết về mức đóng và phương thức đóng các bạn xem tại đây: Đoàn phí công đoàn và Kinh phí công đoàn năm 2021 […]