Giải đáp thắc mắc về chính sách giảm VAT theo Nghị định 15

Nghị định 15 của Chính phủ về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) nhằm kích cầu thị trường, khôi phục nền kinh tế. Tuy nhiên, có rất nhiều thắc mắc về chính sách này. Dưới đây là giải đáp một số vấn đề đáng chú ý.
1. Những loại hàng hoá nào không được giảm VAT?
Danh mục hàng hoá không được giảm VAT nêu tại các phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP gồm các lĩnh vực:

– Viễn thông, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, than cốc… nêu chi tiết tại phụ lục 1 kèm Nghị định 15.

– Sản phẩm, hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nêu tại phụ lục 2 kèm Nghị định 15.

– Công nghệ thông tin tại phụ lục 3 ban hành kèm Nghị định 15.

Chi tiết các hàng hoá, dịch vụ không áp dụng việc giảm thuế 8% theo Nghị định 15.

2. Đối tượng nào được lợi khi giảm VAT?

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP, hầu hết các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế GTGT 10% đều được giảm xuống còn 8% trừ viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng, bảo hiểm… Những nhóm hàng không được giảm là những nhóm không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh Covid-19.

Căn cứ Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng, về bản chất, đây là loại thuế gián thu. Nghĩa là, doanh nghiệp chỉ đóng vai trò là người thu hộ thuế từ người tiêu dùng để nộp vào ngân sách Nhà nước. Do đó, người nộp thuế là người tiêu dùng cuối cùng.

Khi giảm thuế giá trị gia tăng, có thể dễ dàng thấy rằng, người tiêu dùng sẽ là người được lợi nhất bởi giá bán sẽ được giảm 2% trên tổng giá trị hàng hoá.

>> Xe thêm: Đề xuất hỗ trợ lao động thuê nhà ở trọ

3. Làm sao để xác định hàng hoá, dịch vụ có được giảm VAT?

Đây có lẽ là vấn đề khiến nhiều kế toán của các doanh nghiệp điên đầu nhất khi áp dụng Nghị định 15. Theo đó, Nghị định 15 chỉ đưa ra các hàng hoá, dịch vụ không được giảm VAT trong khi đó, những loại hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế là các loại đang chịu mức thuế suất 10%.

Tuy nhiên, những hàng hoá chịu thuế 10% trên thị trường thì có rất nhiều. Do đó, để tra cứu, người nộp thuế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Không chỉ vậy, trên giấy chứng nhận kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ đang được thể hiện dưới dạng mã ngành, nghề. Trong khi đó, mã nêu tại phụ lục của Nghị định 15/2022/NĐ-CP lại là mã sản phẩm theo Nghị quyết số: 43/2022/QH15

Do đó, để tra cứu thì người nộp thuế cần thực hiện các bước sau:
giai dap ve chinh sach giam vat

Bước 1: Tra cứu danh mục hàng hoá, dịch vụ theo thực tế cơ sở mình đang kinh doanh, sản xuất, buôn bán.

Bước 2: Tra cứu tên sản phẩm ở bước 1 theo Quyết định 43/2018/QĐ-TTg để tìm ra mã sản phẩm.

Bước 3: Sau khi có mã sản phẩm, đối chiếu với các phụ lục nêu tại Nghị định 15 để loại trừ sản phẩm không được giảm thuế giá trị gia tăng.

>> Xem thêm: Ưu đãi dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng

4. Phải làm thủ tục gì để giảm VAT?
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Nghị định 15, để được giảm VAT, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau đây:

– Xuất hoá đơn theo mức thuế được giảm: Sau khi xác định cơ sở kinh doanh của mình được giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, người nộp thuế cần phải xuất hoá đơn theo đúng mức thuế được giảm.

– Kê khai các mặt hàng, dịch vụ được giảm thuế xuống 8%: Người nộp thuế kê khai theo Mẫu số 01 ban hành kèm Nghị định 15 theo hướng dẫn này

>> Xem thêm: Thành lập công ty và dịch vụ kế toán trọn gói

5. Được giảm VAT nhưng lỡ xuất hoá đơn 10% thì phải làm sao?

Đây lại là một trong những vấn đề “nổi cộm” mà nhiều người nộp thuế giá trị gia tăng gặp phải. Cụ thể, do vướng mắc khi xác định hàng hoá được giảm hay không được giảm đã nêu ở trên nên nhiều người đã xác định sai mức thuế suất áp dụng với hàng hoá, dịch vụ của đơn vị mình và đã xuất hoá đơn theo mức thuế xuất không đúng quy định.

ở trường hợp này, khoản 5 Điều 1 Nghị định 15 nêu rõ:

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

Như vậy, người mua và người bán khi có sự nhầm lẫn và sai sót trong việc lập hoá đơn thì thực hiện như sau:

– Lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.

– Người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót, giao cho người mua; người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào.

>> Xem thêm: Ưu đãi dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng

6. Vừa có hàng được giảm 8% và không được giảm thuế thì làm sao?
Nội dung này được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 15. Cụ thể:

Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Theo đó, khi có hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục được giảm và không được giảm thì người nộp thuế phải lập riêng hoá đơn với từng loại hàng hoá, dịch vụ. Nếu không thực hiện, không chỉ không được giảm thuế mà thậm chí còn có thể bị phạt theo tinh thần của Công điện số 02/CĐ-TCT nếu người nộp thuế cố tình vi phạm.

 

 

⏳THÔNG TIN LIÊN HỆ:

🏦 CÔNG TY TNHH DV KẾ TOÁN VÀ TV THUẾ TÙNG LINH QUÂN
🏠 Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
🏠 Chi nhánh Sài Gòn: 48/42D Hồ Biểu Chánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
🏠 Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, tổ dân phố 1, P. Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh
📞 Điện thoại: 02363.642.044 – 0905.171.555
Xem thêm:

 

10 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *