Doanh nghiệp có nên thành lập công đoàn hay không?
Công đoàn – tổ chức đại diện cho tập thể lao động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, công đoàn có cũng như không? Liệu suy nghĩ này có đúng? Và liệu doanh nghiệp có nên thành lập công đoàn?
Không bắt buộc phải thành lập công đoàn
Theo quy định tại Điều 7 Luật Công đoàn 2012, hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp. Trong đó, công đoàn cơ sở là cấp được tổ chức trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có sử dụng lao động.
Lợi ích của việc thành lập công đoàn
Về tài chính
Theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, dù không bắt buộc thành lập công đoàn nhưng hàng tháng, doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động với mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Thậm chí, theo Điều 37Nghị định 28/2020/NĐ-CP, nếu có hành vi chậm đóng, đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định hoặc đóng không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng thì doanh nghiệp còn bị phạt tiền từ 12% – 15% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Trong khi đó, Điều 21 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, nếu có công đoàn, doanh nghiệp sẽ được sử dụng kinh phí công đoàn cũng như đoàn phí công đoàn. Cụ thể:
Công đoàn cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và được sử dụng 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.
– Quyết định 1355/QĐ-TLĐ ngày 01/10/2020 quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2021 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành.
Mức đóng và đối tượng đóng kinh phí và đoàn phí công đoàn:
Đối tượng |
Không phân biệt: có tổ chức công đoàn hay không |
||
Kinh phí công đoàn (Do doanh nghiệp đóng) |
Mức đóng | 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động(Kinh phí công đoàn 2% được tính trên tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội) | |
Phân phối | Năm 2021:
– Doanh nghiệp được sử dụng 71% tổng số thu kinh phí công đoàn. (Tăng 1% so với năm 2020) – Công đoàn cấp trên được sử dụng 29% tổng số thu kinh phí công đoàn.(Giảm 1% so với năm 2020) |
||
Đối tượng | Có tổ chức Công đoàn | Không có tổ chức công đoàn | |
tổ chức Công đoàn (Do đoàn viên tham gia công đoàn đóng) |
Mức đóng | – NLĐ tham gia công đoàn: đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.
– NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn. |
NLĐ không phải đóng đoàn phí công đoàn. |
Phân phối | – Doanh nghiệp được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn.
– Công đoàn cấp trên được sử dụng 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn. |
Không thu và không phải nộp đoàn phí công đoàn cho công đoàn cấp trên. | |
Chú ý: |
– Chủ doanh nghiệp thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn => do đó chủ doanh nghiệp không phải đóng đoàn phí công đoàn |
– NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn
– Doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn. Nhưng NLĐ không phải đoàn phí công đoàn .- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí. |
– Đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000. |
MIỄN ĐÓNG ĐOÀN PHÍ CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ THU NHẬP THẤPCông văn số 808/TLĐ ngày 06/8/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc bổ sung đối tượng không phải đóng đoàn phí công đoàn:Đối với đoàn viên công đoàn có mức lương thấp hơn mức lương cơ sở thì không phải đóng đoàn phí công đoàn trong thời gian hưởng mức lương nêu trên. Ngoài đối tượng nêu trên thì theo quy định hiện hành tại Quyết định 1908/QĐ-TLĐ thì những đối tượng sau cũng không phải đóng đoàn phí công đoàn: – Người không tham gia công đoàn; – Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; – Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó cũng không phải đóng đoàn phí. |
Với số tiền này, doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn kinh phí để bảo đảm phúc lợi tốt hơn cho người lao động.
>> Có bắt buộc công ty thành lập công đoàn cơ sở
Về tính chất đại diện cho tập thể lao động
Thực tế, trong mỗi doanh nghiệp, việc có một tổ chức đại diện cho tập thể lao động thực sự là cần thiết, bởi không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công.
Theo Điều 10 Luật Công đoàn 2012, vai trò của công đoàn trong việc đại diện cho người lao động như sau:
– Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với doanh nghiệp;
– Đại diện cho tập thể lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể;
– Cùng doanh nghiệp xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương; định mức lao động; quy chế trả lương; quy chế thưởng; nội quy lao động;
– Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động…
Dù với vai trò là tổ chức đại diện cho tập thể lao động, song, với quy định nêu trên, có thể thấy, công đoàn là tổ chức trung gian đứng giữa người lao động và doanh nghiệp, từ đó tạo trách nhiệm cho cả hai bên, góp phần điều hòa lợi ích, hạn chế được tối đa những mâu thuẫn, tranh chấp có thể xảy ra.
Do vậy, việc thành lập công đoàn tại doanh nghiệp là điều cần thiết, không chỉ bảo đảm quyền lợi của người lao động tốt hơn mà còn hạn chế những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp trong quan hệ lao động.
Tuy luật không bắt buộc thành lập công đoàn cơ sở nhưng khi doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên lại bắt buộc phải có Thỏa ước lao động tập thể và Nội quy lao động, đồng thời phải nộp trực tiếp lên Sở lao động thương binh và xã hôi nên cần có chữ ký và con dấu của công đoàn. Vậy nên việc thành lập công đoàn là không bắt buộc nhưng có ràng buộc thì việc thành lập công đoàn là khó tránh khỏi.
>> Xem thêm: Bắt buộc ký thỏa ước lao động tập thể ?
I. Quyền, trách nhiệm của công đoàn và đoàn viên công đoàn
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho những người lao động của doanh nghiệp, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Tham gia quản lý nhà nước; quản lý kinh tế – xã hội; tham gia thanh tra, kiểm tra; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp; chấp hành pháp luật; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1. Quyền và trách nhiệm của công đoàn
– Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
– Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội;
– Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật;
– Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị;
– Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
– Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động;
– Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở;
Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu.
2. Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn
– Quyền của đoàn viên công đoàn
+ Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
+ Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
+ Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
+ Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
+ Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm; học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
+ Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
+ Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
– Trách nhiệm của đoàn viên công đoàn
+ Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
+ Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
+ Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.
II. Trình tự thành lập công đoàn
Bước 1: Tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở
Người lao động của doanh nghiệp có quyền yêu cầu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì người lao động tự tập hợp, bầu trưởng ban vận động để tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở.
Trường hợp có một người lao động là đoàn viên công đoàn thì đoàn viên công đoàn có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng ban vận động, nếu số đoàn viên công đoàn nhiều hơn (dưới 5 đoàn viên) thì bầu trưởng ban vận động trong số đoàn viên công đoàn.
Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở chấm dứt nhiệm vụ sau khi bầu được ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở ghép nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì mỗi đơn vị phải có ít nhất ba người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam và có ít nhất một đại diện trong ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.
Xem thêm: Biểu mẫu Thỏa ước lao động tập thể
Bước 2: Tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở
Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở đề nghị công đoàn cấp trên hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
Nội dung hội nghị thành lập công đoàn cơ sở gồm:
– Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.
– Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
– Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.
– Bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở.
– Thông qua chương trình hoạt động của công đoàn cơ sở.
Việc bầu cử ban chấp hành công đoàn tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá một phần hai (1/2) so với số phiếu thu về.
Phiếu bầu cử tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
Xem thêm: Quy định thỏa ước lao động tập thể
Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc Hội nghị thành lập công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn có trách nhiệm lập và nộp hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định công nhận đoàn viên và Công đoàn tại doanh nghiệp.
Bước 4: Chờ xét duyệt hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, công đoàn cấp trên trực tiếp sẽ tiến hành quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên và Công đoàn tại doanh nghiệp.
Các tiêu chí để xét duyệt, thẩm định bao gồm:
– Thẩm định quá trình tổ chức ban vận động, tập hợp người lao động, đảm bảo tính tự nguyện, khách quan; quá trình tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở và bầu ban chấp hành theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đảm bảo tính đại diện đối với tập thể người lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
– Trường hợp đủ điều kiện công nhận thì ra các quyết định công nhận, bao gồm:
+ Quyết định công nhận đoàn viên, theo danh sách đoàn viên.
+ Quyết định công nhận công đoàn cơ sở.
+ Quyết định công nhận ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành. Thời gian hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở do hội nghị thành lập công đoàn cơ sở bầu ra không quá 12 tháng.
– Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thông báo không công nhận đoàn viên hoặc công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở. Đồng thời cử cán bộ công đoàn trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn; quyết định kết nạp đoàn viên; thành lập công đoàn cơ sở; chỉ định ban chấp hành ;ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn và các chức danh trong ban chấp hành; ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 17, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng thỏa ước lao động tập thể
III. Thành phần hồ sơ
1. Công văn đề nghị công nhận đoàn viên (Tải mẫu);
2. Danh sách đoàn viên xin gia nhập công đoàn (Tải mẫu);
3. Đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động (Tải mẫu);
4. Biên bản hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở (Tải mẫu);
5. Biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành Công đoàn (Tải mẫu);
6. Lý lịch trích ngang của các thành viên Ban chấp hành (Tải mẫu);
7. Biên bản kiểm phiếu bầu Chủ tịch Công đoàn cơ sở (Tải mẫu);
8. Mẫu phiếu bầu cử Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (Tải mẫu); Mẫu phiếu bầu Chủ tịch Công đoàn cơ sở (Tải mẫu)
Lưu ý:
– Trình tự thành lập công đoàn ở mỗi địa phương có thể sẽ có sự khác nhau (trong hồ sơ phải nộp). Vậy nên, doanh nghiệp và người lao động rất cần phải liên hệ với Công đoàn cấp trên trực tiếp của mình để được hướng dẫn, hỗ trợ việc thành lập Công đoàn.
– “Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở” bao gồm:
+ Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Liên đoàn Lao động cấp huyện) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở;
+ Hoặc, Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là Công đoàn các khu công nghiệp) nếu doanh nghiệp thuộc các khu vực này.
Share bài viết:
- Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
- Chi nhánh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
- Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555
- Email:[email protected]
- Web: https://tunglinhquan.com
- FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan
Xem thêm:
- Bắt buộc ký thỏa ước lao động tập thể ?
- Tải HTKK mới nhất
- Các trường hợp làm thủ tục trả dấu cho công an
- Tiền lương làm việc trong ngày nghỉ, Lễ, Tết năm 2021
- Lao động thử việc có được đóng BHXH năm 2021?
- Sử dụng hoá đơn giấy đến ngày 30/6/2022
- Mức phạt về hóa đơn áp dụng từ 05/12/2020
- Nộp lệ phí môn bài 2021 chậm nhất ngày 30/01
- Doanh nghiệp cần biết các quy định từ ngày 05/12/2020
- Quy định mới về hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2021
- Doanh nghiệp cần lưu ý Bộ luật Lao động mới
- Các lưu ý khi giải thể doanh nghiệp
- Thời hạn lưu trữ hóa đơn điện tử
- Quy định mới về thời hạn truy thu thuế
- Mức phạt không đóng kinh phí công đoàn
- Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở
- Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
- Cách tính tiền hưởng chế độ ốm đau
- Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Cần biết về ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
- Tư vấn thành lập các loại hình doanh nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực lao động
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY
- Có vốn đầu tư nước ngoài phải xin giấy phép kinh doanh?
- Các ngành nghề kinh doanh bắt buộc ký quỹ 2019
- Tư vấn kiểm soát rủi ro doanh nghiệp
- Tư vấn vốn điều lệ khi thành lập công ty
- Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Đà Nẵng
- Thành lập văn phòng đại diện
- Thay đổi Đăng ký kinh doanh
- Thành lập chi nhánh công ty
- Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
- DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÀ NẴNG
[…] Có bắt buộc công ty thành lập công đoàn ? […]
[…] Có bắt buộc công ty thành lập công đoàn ? […]