Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Theo quy định của pháp luật hiện nay, người lao động có tham gia BHXH bị tai nạn trên đường đi làm về hoặc trên đường đến công ty làm việc cũng có thể coi là một dạng của tai nạn lao động nếu được chứng minh một cách hợp pháp. Đại lý thuế Tùng Linh Quân chia sẻ bài viết dưới đây:

Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 số: 58/2014/QH13 của Quốc hội quy định về điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

I. Điều kiện hưởng TNLĐ 
  1. Điều kiện hưởng

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc

– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (trường hợp này yêu cầu  văn bản theo yêu cầu từ đơn vị)

– Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

– NLD bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên bị tai nạn

2. Điều kiện hưởng trợ cấp 

– Điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần: NLĐ bị TNLĐ – BNN, suy giảm khả năng lao động từ 5%-30%.

– Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng: NLĐ bị TNLĐ – BNN, suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

– Điều kiện hưởng trợ cấp phục vụ: NLĐ bị TNLĐ – BNN, suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần.

II. Quyền lợi được hưởng
  1. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định

– Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định

– Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp

– Bị tai nạn lao động nhiều lần

– Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

2. Thời điểm hưởng trợ cấp

-Tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

– Trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động , thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

3. Mức hưởng
  • Trợ cấp hàng tháng= [0,3*Lương cơ sở + 0,2*(m-31%)*Lương cơ sở] + [0,005*Lương + 0,003*(t-1)*Lương]
  • Trợ cấp một lần= [5*Lương cơ sở + 0,5*(m-5%)*Lương cơ sở] + [0,5*Lương + 0,3*(t-1)*Lương]

Trong đó: m: là tỷ lệ % khả năng suy giảm lao động

t: thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (năm)

lương: tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

  • Trợ cấp phục vụ

– Ngoài mức hưởng quy định tại trợ cấp hàng tháng, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.

  • Trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ, BNN

Người lao động đang làm việc bị chết do TNLĐ, BNN thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.

  • Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Người lao động bị TNLĐ, BNN mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được trợ giúp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.

4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị TNLĐ, BNN
  • Điều kiện: Trong khoảng thời gian 60 ngày
  • Thời gian nghỉ:

– Nghỉ 10 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.

– Nghỉ 7 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% – 50%.

– Nghỉ 5 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% – 30%.

  • Mức hưởng:

– 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).

– 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).

III. Thủ tục, hồ sơ
  1. Sổ bảo hiểm xã hội.
  2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (Mẫu số 05-HSB).
  3. Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định.
  4. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản saocó chứng thực hoặc bản chụp) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
  5. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
  6. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:

6.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao có chứng thực).

6.2. Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao có chứng thực).

=> Trích Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
“Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”

“Điều 46. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”

“Điều 47. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”

“Điều 50. Trợ cấp phục vụ

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.”

Share bài viết:

ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN
  • Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
  • Chi nhánh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
  • Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555
  • Email:[email protected]
  • Web: https://tunglinhquan.com
  • FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan
Xem thêm:

18 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *