Hiện nay không hiếm trường hợp người lao động có hai hay nhiều sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) do đi làm tại nhiều đơn vị lao động khác nhau. Vậy trường hợp có 02 sổ BHXH trở lên, người lao động cần làm gì để đảm bảo quyền lợi cho mình?
Mỗi người lao động được cấp mấy sổ BHXH?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được cấp và quản lý sổ BHXH. Mẫu sổ BHXH hiện nay đang được áp dụng theo quy định tại Quyết định 1035/QĐ-BHXH.
Một trong các lưu ý quan trọng được in trên trang 04 của sổ BHXH mà người lao động đang giữ, đó là:
3. Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
Theo đó, mỗi người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc chỉ được cấp 01 sổ BHXH duy nhất. Đồng thời mỗi người cũng chỉ được cấp 01 mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất do cơ quan BHXH cấp và được ghi trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (theo điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Tuy nhiên, trên thực tế, do làm việc tại nhiều nơi và sử dụng đồng thời cả Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân khi làm thủ tục tham gia BHXH nên sẽ xảy ra trường hợp một người lao động có thể sở hữu hai hay nhiều sổ BHXH
>> Xem thêm: Tin vui cho người có thẻ BHYT từ 2021
Cần làm gì khi có hai sổ BHXH trở lên?
Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH, khi người lao động có từ 02 sổ BHXH trở lên sẽ xảy ra các trường hợp sau:
– Có từ 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng trùng nhau.
– Có từ 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng không trùng nhau.
* Trường hợp có 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng trùng nhau
Căn cứ tại điểm 2.5 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH, trường hợp đóng trùng BHXH sẽ được hoàn trả lại số tiền BHXH đã nộp.
Tiết e điểm 3.1 khoản 3 Điều 43 Quyết định 595 được sửa bởi khoản 67 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 đã hướng dẫn cụ thể về việc hoàn tiền BHXH khi đóng trùng như sau:
Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi. Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 46.
Như vậy, nếu người lao động có nhiều sổ BHXH có thời gian đóng trùng BHXH thì được cơ quan BHXH hoàn trả số tiền đã đóng thừa, bao gồm cả số tiền người lao động và người sử dụng lao động đã đóng.
Để được hoàn số tiền BHXH nêu trên, người lao động phải thực hiện việc gộp sổ BHXH theo thủ tục sau:
– Hồ sơ cần chuẩn bị:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHTN (Mẫu TK1-TS).
+ Các sổ BHXH.
– Nơi nộp: Cơ quan BHXH tỉnh/huyện nơi quản lý hoặc cư trú.
– Thời gian giải quyết:
+ Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.
– Lệ phí: Không.
– Kết quả:
+ Sổ BHXH.
+ Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN.
+ Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS).
Căn cứ: Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021.
* Trường hợp có 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng không trùng nhau
Khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã chỉ rõ:
Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.
Theo đó, người lao động có 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng không trùng nhau sẽ được gộp quá trình đóng của các sổ BHXH lại với nhau. Đồng thời, cơ quan BHXH sẽ tiến hành thu hồi các sổ BHXH đã cấp và cấp sổ BHXH mới cho người lao động.
Trường hợp này, người lao động cần tiến hành thủ tục gộp sổ BHXH như sau:
– Hồ sơ cần chuẩn bị:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHTN (Mẫu TK1-TS).
+ Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).
– Nơi nộp:
+ Đơn vị sử dụng lao động.
+ Cơ quan BHXH tỉnh/huyện trực tiếp thu.
– Thời gian giải quyết:
+ Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.
+ Không quá 45 ngày: Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc và phải có văn bản thông báo.
– Lệ phí: Không.
– Kết quả: Người lao động được cấp sổ BHXH mới, gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
Căn cứ: Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021.
Share bài viết:
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH DV Kế Toán – TV Thuế Tùng Linh Quân
Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng – Thanh Khê Tây – Đà Nẵng
Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4 Nguyễn Du – TP. Hà tĩnh, Hà Tĩnh
Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555
Website: https://tunglinhquan.com
Email: [email protected]
FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan
Xem thêm:
- Cách tính thuế thu nhập cho người nước ngoài
- Điểm mới về khai thuế điện tử kể từ tháng 5/2021
- Lưu ý đối với Doanh nghiệp khi quyết toán thuế TNDN
- Quyết toán thuế TNCN 2020 của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế
- Bắt buộc ký thỏa ước lao động tập thể ?
- Biểu mẫu Thỏa ước lao động tập thể 2021
- Quy định thỏa ước lao động tập thể 2021
- Điểm mới về đăng ký doanh nghiệp từ 2021
- Không cần thông báo mẫu dấu từ 2021
- Chế độ thai sản khi sinh đôi
- Kiểm tra doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế
- Không phải đăng ký thang bảng lương từ 2021
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động 2021
- Tổng hợp nộp báo cáo thuế năm 2021
- Điều kiện thành lập Công đoàn
- Lương tháng 13 có phải đóng thuế TNCN và BHXH
- Các trường hợp được miễn thuế môn bài 2021
- Tiền lương làm việc trong ngày nghỉ, Lễ, Tết năm 2021
- Lao động thử việc có được đóng BHXH năm 2021?
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2021 từ tiền lương, tiền công
- Các chính sách quan trọng có hiệu lực từ 2021
- Điểm mới về chính sách BHYT từ 2021
- Sử dụng hoá đơn giấy đến ngày 30/6/2022
- Thay đổi Đăng ký kinh doanh
- Thành lập chi nhánh công ty
- Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
- DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÀ NẴNG
[…] Lao động có 2 sổ BHXH trở lên thì làm sao? […]
[…] Lao động có 2 sổ BHXH trở lên thì làm sao? […]
[…] Lao động có 2 sổ BHXH trở lên thì làm sao? […]
[…] Lao động có 2 sổ BHXH trở lên thì làm sao? […]
[…] Lao động có 2 sổ BHXH trở lên thì làm sao? […]
[…] Lao động có 2 sổ BHXH trở lên thì làm sao? […]