Mặt hàng thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT từ 01/7/2023, nhưng doanh nghiệp mua hàng vào trước 01/7 với thuế suất 10%, vậy sau 01/7 bán ra thì thuế suất là bao nhiêu, 10% hay 8%?
Mua vào trước 01/7, bán ra sau 01/7, VAT 10% hay 8%?
Nghị định 44/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023, do đó, hàng hóa thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT khi bán ra sẽ chịu thuế suất VAT là 8% (không căn cứ vào thời điểm mua vào).
Trước tiên, cần hiểu được bản chất của thuế GTGT là loại thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người mua trả khi mua hàng/sử dụng dịch vụ, tuy nhiên, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là người trực tiếp nộp thuế.
Do đó, nhiều người lầm tưởng thuế GTGT do doanh nghiệp chịu nhưng doanh nghiệp chỉ là người nộp thay cho người tiêu dùng phần thuế này.
Hàng hoá được mua vào với thuế suất thuế VAT 10% thì trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT.
Do đó, hàng hóa thuộc đối tượng giảm thuế dù đã được mua vào trước 01/7/2023 với thuế suất 10% thì khi bán ra sau 01/7/2023 vẫn phải xuất hóa đơn theo thuế suất 8%.
Vấn đề đặt ra là khi hàng hóa bán ra với thuế suất 8% thì có phải doanh nghiệp đang bị thiệt 2% VAT hay không?
Ví dụ: Doanh nghiệp mua hàng với giá 01 tỷ đồng (tháng 6/2023), thuế suất 10% → trả nhà cung cấp 100 triệu đồng thuế VAT.
Tháng 7/2023, bán các mặt hàng này ra, giả sử giá bán ra bằng giá mua là 01 tỷ đồng (để dễ hình dung còn đương nhiên giá bán sẽ phải cao hơn giá mua vào), thuế suất 8% → số thuế là 80 triệu đồng → doanh nghiệp sẽ được khấu trừ 20 triệu đồng vào kỳ tiếp theo.
Thực tế 20 triệu đồng này không mất đi mà sẽ được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo, do đó, doanh nghiệp không bị thiệt 2% thuế VAT.
Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ là người nộp thay thuế VAT, tháng 6 phải bỏ ra 100 triệu đồng tiền thuế VAT nhưng tháng 7 chỉ thu về 80 triệu đồng tiền thuế VAT, 20 triệu đồng lại phải đợi tới kỳ thuế tiếp theo mới thu về được nên sẽ dễ nhầm tưởng là doanh nghiệp lỗ 2% thuế này.
>> Xem thêm: DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH, QUYẾT TOÁN THUẾ TRỌN GÓI
Xuất sai thuế suất 10% thành 8% xử lý thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán và người mua thỏa thuận với nhau để chọn 01 trong 02 cách giải quyết sau:
Cách 1: Lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót
– Bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót để gửi cho bên mua.
– Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Nội dung cần ghi trên hóa đơn điều chỉnh: Với điều chỉnh tăng thì ghi dấu dương, với điều chỉnh giảm thì ghi dấu âm đúng với thực tế điều chỉnh.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã) hoặc gửi cho cơ quan thuế cấp mã và sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử có mã).
Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh sai sót thì 02 bên ghi rõ sai sót trong văn bản thỏa thuận. Trường hợp này không cần nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT cho cơ quan thuế.
>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói năm 2023
Cách 2: Lập hóa đơn điện tử mới thay thế
– Bên bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót để gửi cho bên mua.
– Trường hợp bên bán và bên mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn ban đầu có sai sót 02 bên ghi rõ sai sót vào văn bản, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã) hoặc gửi cho cơ quan thuế cấp mã và sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử có mã).
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:
- Những điểm cần chú ý tại Nghị định 44/2023 giảm thuế GTGT 2%
- Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài mới nhất
- Tổng hợp các văn bản mới cập nhật dành cho Kế toán
- Mức xử phạt khi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- QUÁN CÀ PHÊ CÓ PHẢI XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM KHÔNG?
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng
- Dịch vụ chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành công ty tại Đà Nẵng
- Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Đà Nẵng
- Dịch vụ gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng
- Phân biệt hàng hóa chịu thuế suất 0% và hàng hóa không chịu thuế
- Mã số thuế hộ kinh doanh là mã số thuế cá nhân?
- Chi nhánh phụ thuộc có được xuất hóa đơn không?
- Chi nhánh có phải nộp báo cáo tài chính không?
- Sắp có nhiều thay đổi với 3 loại giấy tờ tùy thân quan trọng
- Người lao động nào được miễn đóng đoàn phí công đoàn?
- Bán cổ phần có phải nộp thuế và xuất hóa đơn không?
- Không làm hoàn thuế thu nhập cá nhân có sao không?
- Các trường hợp hủy hóa đơn điện tử đã phát hành
- Đại lý Thuế Tùng Linh Quân – Cầu nối tin cậy truyền tải pháp luật thuế đến Doanh nghiệp
- Người bán hàng trên Tiktok có phải đóng thuế không?
- Nghị định 12/2023/NĐ-CP ngày 14/4/2023 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất
- Cách thay đổi thông tin đăng ký thuế từ CMND sang CCCD