Thu hộ, chi hộ không phải là việc hiếm gặp trong thực tế. Tuy nhiên, khi thu hộ, chi hộ có phải xuất hóa đơn không, kê khai như thế nào? Cùng tìm hiểu về việc này qua bài viết dưới đây.
1. Thu hộ, chi hộ là gì?
Thu hộ, chi hộ là việc tổ chức/cá nhân ủy quyền bằng văn bản cho bên thứ 3 thu, chi hộ các khoản tiền nhất định theo hợp đồng.
Theo đó, dịch vụ thu hộ, chi hộ có thể được sử dụng để thanh toán phí bảo hiểm, cho vay trả góp, hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, phí giữ chỗ, mua sắm trực tuyến, tiền phạt vi phạm giao thông…
>> Xem thêm: DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH, QUYẾT TOÁN THUẾ TRỌN GÓI
2. Thu hộ, chi hộ có phải xuất hóa đơn không?
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, về nguyên tắc, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua kể cả các trường hợp:
– Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất;
– Xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn/hoàn trả hàng hoá.
Như vậy, chỉ trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải xuất hóa đơn.
Và theo Công văn số 323/TCT-CS ngày 21/01/2020 của Tổng cục Thuế, Công văn số 54756/CT-TTHT ngày 14/8/2017 của Cục Thuế Thành phố Hà Nội thì:
– Nếu thu hộ thì phải lập hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT). Khi thanh toán lại tiền thu hộ cho đối tác, doanh nghiệp lập phiếu chi, không phải kê khai, tính thuế đối với các khoản thu hộ (khoản thu hộ liên quan đến hoạt động của chính doanh nghiệp nên phải lập hóa đơn GTGT, tuy nhiên không phải kê khai, tính nộp thuế cho hóa đơn này do đây là khoản thu hộ, không phải doanh thu phát sinh của doanh nghiệp).
– Nếu chi hộ mà hóa đơn mang tên khách hàng: Khi thu lại tiền chi hộ, công ty lập chứng từ thu theo quy định (không lập hóa đơn, không phải kê khai nộp thuế).
– Nếu chi hộ mà hóa đơn mang tên công ty chi hộ: Khi thu lại tiền chi hộ, công ty phải lập hóa đơn và kê khai thuế GTGT (thuế suất tương ứng với thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó).
3. Thu hộ, chi hộ hạch toán vào tài khoản nào?
Cách hạch toán khoản thu hộ:
– Khi thu hộ khách hàng:
Nợ TK 111, 112
Có TK 3388
– Khi trả lại tiền thu hộ:
Nợ TK 3388
Có TK 111, 112
Cách hạch toán khoản chi hộ:
– Khi chi hộ khách hàng:
Nợ TK 1388
Có TK 111, 112
– Khi nhận lại tiền chi hộ
Nợ TK 111, 112
Có TK 1388
Chú ý:
Cách hạch toán nêu trên áp dụng với trường hợp hóa đơn mang tên khách hàng vì về bản chất đây là thu hộ, chi hộ còn đối với trường hợp hóa đơn mang tên công thì bản chất không còn là thu hộ, chi hộ nữa, trường hợp này hạch toán vào chi phí hoặc giá vốn hàng hóa, dịch vụ.
Share bài viết:
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:
- Tài khoản công ty chuyển cho cá nhân có bị phạt không?
- Cách giảm rủi ro khi sử dụng hóa đơn điện tử
- Những lưu ý khi mở thêm địa điểm cho hộ kinh doanh
- Hướng dẫn cách hạch toán hàng tồn kho?
- Trường hợp nào hóa đơn không cần đơn vị tính, số lượng, đơn giá?
- Bên bán tự ý hủy hóa đơn đã kê khai thuế, xử lý thế nào?
- Chế độ BHXH sẽ thay đổi thế nào khi cải cách tiền lương?
- Lãi vay có chịu thuế GTGT, có được tính vào chi phí không?
- Hóa đơn không chịu thuế GTGT có phải kê khai không?
- Hướng dẫn hạch toán kế toán Chiết khấu thương mại
- HƯỚNG DẪN CÁCH HẠCH TOÁN BÙ TRỪ CÔNG NỢ
- Thanh toán bù trừ công nợ có được khấu trừ thuế GTGT?
- Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những giấy tờ gì?
- Các khoản thu nhập không phải đóng BHXH bắt buộc, miễn thuế TNCN 2023
- Chờ hưởng lương hưu có lợi hơn rút BHXH một lần!