Công việc kế toán khi doanh nghiệp chia, tách, giải thể, sáp nhập?

Các công việc mà kế toán phải thực hiện trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản được quy định tại Luật Kế toán 2015.

1.Công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán

Theo Điều 43 Luật kế toán 2015 quy định công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán như sau:

1.1 Đơn vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

b) Phân chia tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.

1.2 Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này
  1. Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán

Theo Điều 44 Luật Kế toán 2015 quy định về Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán như sau:

2.1. Đơn vị kế toán bị tách một bộ phận để thành lập đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;

b) Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho đơn vị kế toán mới; đối với tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kế toán bị tách lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.

2.2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.

>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

3.Công việc kế toán trong trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán
Vậy khi nào thì các doanh nghiệp nên tiến hành hợp nhất ?

Hợp nhất doanh nghiệp có thể nói là một hình thức tập hợp sức mạnh nhanh nhất và ngắn nhất. Khi hai hay một số công ty hợp nhất thì sẽ tạo nên công ty mới lớn mạnh về nhiều mặt như tài chính, nhân sự hay cả thị phần… Việc hợp nhất doanh nghiệp giữa các công ty cùng lĩnh vực sẽ tạo ra sức mạnh, sức cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên việc hợp nhất cũng đồng nghĩa với việc công ty cũng cần tổ chức lại bộ máy quản lý, nhân sự khi mô hình công ty lớn hơn. Ngoài ra việc hợp nhất sẽ là gánh nặng của doanh nghiệp nếu các doanh nghiệp bị hợp nhất đang có các khoản nợ hay các nghĩa vụ tài chính chưa được giải quyết.

Đây cũng là một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp khi xem xét để đưa ra quyết định có nên hợp nhất lại với nhau hay không, việc hợp nhất đôi khi lại thành “ ôm rơm nặng bụng”. Chính vì vậy khi đi đến quyết định hợp nhất, các  doanh nghiệp cần lưu ý yêu cầu các công ty bị hợp nhất cung cấp các thông tin sau:
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các chi nhánh, địa điểm kinh doanh và các giấy phép của công ty hiện có.
  • Báo cáo tài chính qua các năm (tốt nhất nên có kiểm toán), tình hình tài chính thu, chi của doanh nghiệp.
  • Thông tin về bộ máy nhân sự, quản lý, đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty,…
  • Các báo cáo, số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty bị hợp nhất qua các năm và ở giai đoạn 6 tháng gần nhất,…
  • Thông tin về thị thường và khách hàng hiện có trước khi hợp nhất,…
  • Bảng kê cơ sở vật chất, tài sản cố định hiện có của công ty,…
  • Việc xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu của các công ty,….

Đây chỉ là một trong những lưu ý cơ bản mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi bắt tay hợp tác rồi đi đến quyết định hợp nhất doanh nghiệp. Thực tế thì trong quá trình hợp nhất có thể phát sinh rất nhiều vấn đề mà nếu không giải quyết triệt để sẽ mang lại rất nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp.

Do đó, lời khuyên là trước khi hợp nhất, các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ càng, nghiên cứu kỹ các thông tin của các công ty dự định sẽ hợp nhất, tốt nhất là nên xin ý kiến của các chuyên gia, luật sư để giảm thiểu hiểu rủi ro, biến nguy cơ thành cơ hội phát triển.

>> Xem thêm: PHÂN BIỆT CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán

– Các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành đơn vị kế toán mới thì từng đơn vị kế toán bị hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất.

– Đơn vị kế toán hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Căn cứ vào biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật Luật kế toán năm 2015;

b) Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hợp nhất;

c) Nhận, lưu trữ tài liệu kế toán của các đơn vị bị hợp nhất.

Trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán

– Đơn vị kế toán bị sáp nhập vào đơn vị kế toán khác phải thực hiện các công việc sau đây:

  • Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
  • Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
  • Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán nhận sáp nhập.

– Đơn vị kế toán nhận sáp nhập căn cứ vào biên bản bàn giao ghi sổ kế toán theo quy định của Luật Luật kế toán năm 2015.

Theo Điều 45 Luật kế toán 2015 quy định vềCông việc kế toán trong trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán như sau:
3.1. Các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành đơn vị kế toán mới thì từng đơn vị kế toán bị hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất.

3.2. Đơn vị kế toán hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Căn cứ vào biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này;

b) Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hợp nhất;

c) Nhận, lưu trữ tài liệu kế toán của các đơn vị bị hợp nhất.

>> Xem thêm: Ưu đãi dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng

4. Công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán
Theo Điều 46 Luật Kế toán 2015 quy định về Công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán như sau:
4.1. Đơn vị kế toán bị sáp nhập vào đơn vị kế toán khác phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán nhận sáp nhập.

4.2. Đơn vị kế toán nhận sáp nhập căn cứ vào biên bản bàn giao ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
5. Công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu
Theo Điều 47 Luật kế toán 2015 quy định về Công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu như sau:
5.1. Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán sau chuyển đổi.

5.2. Đơn vị kế toán sau chuyển đổi căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
  1. Công việc kế toán trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản
Theo Điều 48 Luật kế toán 2015 quy định về Công việc kế toán trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản như sau:
6.1. Đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

b) Mở sổ kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến việc giải thể, chấm dứt hoạt động;

c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán của đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động sau khi xử lý xong cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc tổ chức, cá nhân lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.

6.2. Trường hợp đơn vị kế toán bị tuyên bố phá sản thì Toà án tuyên bố phá sản chỉ định người thực hiện công việc kế toán quy định tại khoản 1 Điều này.

>> Xem thêm: Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

=> Cụ thể, tại Mục 6 Luật Kế toán 2015 quy định các công việc kế toán cần làm khi doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản được tóm tắt tại Bảng dưới đây:
Đơn vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới, phải:
  • Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
  • Phân chia tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
  • Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.
Đơn vị kế toán mới được thành lập, phải:
  Căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Trường hợp tách đơn vị
kế toán
Đơn vị kế toán bị tách một bộ phận để thành lập đơn vị kế toán mới, phải:
  • Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;
  • Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
  • Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho đơn vị kế toán mới; đối với tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kế toán bị tách lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
Đơn vị kế toán mới được thành lập, phải:
  Căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán
Các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành đơn vị kế toán mới, thì từng đơn vị kế toán bị hợp nhất phải:
  • Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
  • Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
  • Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất.
Đơn vị kế toán hợp nhất, phải:
  • Căn cứ vào biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này;
  • Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hợp nhất;
  • Nhận, lưu trữ tài liệu kế toán của các đơn vị bị hợp nhất.
Trường hợp sáp nhập đơn vị
kế toán
Đơn vị kế toán bị sáp nhập vào đơn vị kế toán khác, phải:  
  • Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
  • Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
  • Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán nhận sáp nhập.
Đơn vị kế toán nhận sáp nhập, phải:
  Căn cứ vào biên bản bàn giao ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Trường hợp chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu
Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, phải:
  • Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
  • Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
  • Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán sau chuyển đổi.
Đơn vị kế toán sau chuyển đổi, phải:
  Căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động,
phá sản
Đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động, phải:
  • Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
  • Mở sổ kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến việc giải thể, chấm dứt hoạt động;
  • Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán của đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động sau khi xử lý xong cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc tổ chức, cá nhân lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
Trường hợp đơn vị kế toán bị tuyên bố phá sản
  Toà án tuyên bố phá sản chỉ định người thực hiện công việc kế toán quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Kế toán 2015
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:

📍 Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
📍 Dịch vụ HOÀN THUẾ
📍 Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
📍 Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
📍 Dịch vụ kế toán FDI
📍 Dịch vụ kiểm toán
📍 Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
📍 Cung cấp phần mềm kế toán.
📍 Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…

📍 Dịch vụ BHXH (Tham gia lần đầu, điều chỉnh, Thai sản, giải quyết các chế độ ốm đau,…)

Share bài viết:
⏳Thông tin chi tiết:
🏦 Công ty TNHH DV Kế Toán – TV Thuế Tùng Linh Quân
🏠 Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng – Thanh Khê Tây – Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4 Nguyễn Du – TP. Hà tĩnh, Hà Tĩnh
🌐 Website: https://tunglinhquan.com
📨 Email: [email protected]
⌨️ Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:

4 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *