Đề xuất nguồn cải cách tiền lương năm 2022

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024.

Một trong những nội dung đáng chú ý được nêu tại dự thảo là đề xuất về dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng (phần ngân sách Nhà nước đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công.

Năm 2022 tiếp tục thực hiện chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó tại dự thảo này, Bộ Tài chính đề xuất cải cách tiền lương từ các nguồn sau đây:
Các Bộ, cơ quan Trung ương

– Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2021 còn dư chuyển sang năm 2022 (nếu có)

– Sử dụng tối thiểu 40% nguồn thu được để lại theo quy định (riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% số thu, sau khi trừ đi một số khoản chi phí đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo quy định);

– Tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với dự toán năm 2021 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ)

– Không hỗ trợ thêm cho các cơ quan, đơn vị hành chính ở Trung ương đang áp dụng cơ chế đặc thù theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền tự cân đối nguồn thực hiện điều chỉnh tiền lương trong năm 2022.

>> Xem thêm: Tăng trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu từ 01/7/2021

Các địa phương
– Một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ;

+ Số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lĐề xuất nguồn cải cập sử dụng tối thiểu 35% số thu, sau khi trừ đi một số khoản chi phí đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo quy định;

– Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) và nguồn cải cách tiền lương lũy kế đến hết năm 2021 chuyển sang để thực hiện (bao gồm nguồn 70% tăng thu thực hiện của NSĐP năm 2021 chưa sử dụng hết – nếu có).

>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với 8 nhóm đối tượng. Theo đó, với phương án điều chỉnh từ ngày 1/7/2021, mức tăng dự kiến 10%; điều chỉnh từ ngày 1/1/2022, mức tăng dự kiến là 15%.
Trước đây, tăng lương hưu thường được kết hợp với tăng lương cơ sở. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nhất là do ảnh hưởng của Covid-19, kế hoạch tăng lương cơ sở từ 1/7/2020 đã phải tạm lùi khiến cho việc cải cách tiền lương hưu cũng bị lùi lại.
Thống kê từ Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 là 3.521 USD/người/năm (tương đương 6,7 triệu đồng/tháng); năm 2021 dự kiến 3.700 USD/người/năm (tương đương 7 triệu đồng/tháng).
Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 bình quân 3,71 triệu đồng/tháng. Mức chuẩn nghèo của giai đoạn 2022 – 2025 dưới 2 triệu đồng/tháng ở khu vực thành thị và dưới 1,5 triệu đồng/tháng ở khu vực nông thôn. Do đó, mức 2,5 triệu đồng/tháng bằng 36% mức thu nhập bình quân đầu người của năm 2021 và bằng 67,4% mức lương tối thiểu vùng.
Như vậy, mức đề xuất tăng 15% nhằm bảo đảm bù đắp trượt giá để duy trì giá trị của khoản lương hưu, trợ cấp hiện hưởng của người thụ hưởng, do tác động từ yếu tố lạm phát và chia sẻ một phần thành quả từ phát triển kinh tế của 3 năm trước và do trong năm 2020, 2021 không thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Theo phân tích của các chuyên gia, hiện nay, đời sống của một bộ phận người về hưu đang rất khó khăn, nhất là với những người đang hưởng lương hưu dưới 2 triệu đồng/tháng.

Phương án tăng lương hưu từ ngày 1/7/2021 có tính đáp ứng kịp thời do khó khăn chung, nhưng tỷ lệ lại thấp; những người khó khăn thì tăng sớm được ngày nào đều rất quý. Còn nếu như điều chỉnh từ ngày 1/1/2022 thì so với thời điểm 1/7 là chậm đi 6 tháng, tuy nhiên người lao động sẽ có thời gian tăng thêm mức hưởng.

Về nguồn thực hiện cải cách tiền lương, có 2 nguồn là ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội. Với những người về hưu trước năm 1995 sẽ dùng ngân sách nhà nước (số này không nhiều), còn những người về hưu từ sau năm 1995 sẽ do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.

Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:

📍 Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
📍 Dịch vụ HOÀN THUẾ
📍 Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
📍 Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
📍 Dịch vụ kế toán FDI
📍 Dịch vụ kiểm toán
📍 Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
📍 Cung cấp phần mềm kế toán.
📍 Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…

📍 Dịch vụ BHXH (Tham gia lần đầu, điều chỉnh, Thai sản, giải quyết các chế độ ốm đau,…)

Share bài viết:
⏳Thông tin chi tiết:
🏦 Công ty TNHH DV Kế Toán – TV Thuế Tùng Linh Quân
🏠 Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng – Thanh Khê Tây – Đà Nẵng
🏠 Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4 Nguyễn Du – TP. Hà tĩnh, Hà Tĩnh
🌐 Website: https://tunglinhquan.com
📨 Email: [email protected]
⌨️ Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:

17 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *