Thông thường người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp hoặc tổ chức khác sẽ tính thuế thu nhập theo phương pháp lũy tiến. Bên cạnh đó có thể có những khoản thu nhập vãng lai không theo hợp đồng lao động và có cách tính thuế riêng.
Thu nhập vãng lai là gì?
Pháp luật thuế thu nhập cá nhân và pháp luật khác có liên quan không quy định hay giải thích thế nào là thu nhâp vãng lai. Tuy nhiên xuất phát từ thực tiễn có thể hiểu thu nhập vãng lai là khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công được nhận từ các nguồn thu không thông qua hợp đồng lao động, không mang tính thường xuyên.
Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản chịu thuế như sau:
“c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.”.
>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai
Điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”.
Trong đó, tiền công, tiền thù lao khác gồm:
– Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
Tóm lại, cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động có thu nhập từ tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên sẽ bị khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân tại nguồn trước khi trả thu nhập, trừ trường hợp làm cam kết nếu đủ điều kiện.
Cách lập bản cam kết để không bị khấu trừ 10%
* Điều kiện được làm cam kết
Mặc dù người có thu nhập vãng lai có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên nhưng tạm thời không bị khấu trừ 10% tại nguồn nếu có đủ các điều kiện sau và làm cam kết theo mẫu 02:
– Có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên.
– Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
– Chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế.
– Ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế (ước tính tổng thu nhập từ 132 triệu đồng/năm trở xuống đối với trường hợp không có người phụ thuộc).
– Phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
* Các bước lập cam kết
Bước 1: Tải mẫu 02/CK-TNCN và lập cam kết theo hướng dẫn.
Bước 2: Nộp cho nơi trả thu nhập để tạm thời không bị khấu trừ 10% thuế tại nguồn.
>> Xem thêm: Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân mới nhất
Mức phạt khi không nộp thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu nên việc chấp hành đúng các quy định hay không phụ thuộc rất lớn vào tính “tự giác” của người nộp thuế. Nếu bị phát hiện về việc không khai, nộp thuế theo đúng quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi (chủ yếu là xử phạt vi phạm hành chính).
Khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:
“a) Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
b) Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.”.
Như vậy, người nộp thuế không nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ bị phạt tiền chậm nộp với mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
Xem thêm: Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân làm 2 nơi
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
Share bài viết:
Thông tin chi tiết:
Công ty TNHH DV Kế Toán – TV Thuế Tùng Linh Quân
Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng – Thanh Khê Tây – Đà Nẵng
Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4 Nguyễn Du – TP. Hà tĩnh, Hà Tĩnh
Website: https://tunglinhquan.com
Email: [email protected]
Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:
- Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
- Công tác phí “khoán” được hạch toán theo quy chế của doanh nghiệp
- Bộ Tài chính giảm mức thu 30 khoản phí, lệ phí
- Các đối tượng phải đăng ký thuế?
- HƯỚNG DẪN KHAI THÔNG TIN GIẤY ĐỀ NGHỊ GIA HẠN THUẾ
- Biểu mẫu mới về thành lập doanh nghiệp từ 1/5/2021
- Cách tính các khoản giảm trừ gia cảnh năm 2021
- Biểu mẫu báo cáo sử dụng lao động nước ngoài
- Đối tượng nộp thuế nhà thầu 2021
- Xuất hóa đơn chi phí trước khi thành lập công ty
- Cách tính thuế TNCN khi bán hàng đa cấp
- Cách tính thuế hộ kinh doanh 2021
- Lưu ý khi lập Giấy đề nghị gia hạn thuế năm 2021
- Hoàn thuế giá trị gia tăng 2021
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]
[…] Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai […]