Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế (29 trang)
Thông tư thay mới quy chế đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro đối với người nộp thuế (doanh nghiệp, cá nhân) và việc áp dụng các biện pháp quản lý tương ứng cho từng đối tượng.
Theo quy chế mới, mức độ “tuân thủ pháp luật thuế” được phân thành 04 mức: tuân thủ cao, tuân thủ trung bình, tuân thủ thấp và không tuân thủ. Quy chế cũ thì chỉ phân loại thành 03 mức độ: tốt, trung bình và thấp (Điều 10).
Mức độ “rủi ro thuế” cũng có thay đổi cách phân loại. Nếu phân loại rủi ro của doanh nghiệp theo tổng thể thì có 05 mức/hạng rủi ro: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao. Tuy nhiên, nếu phân loại rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế thì có 03 mức: cao, trung bình và thấp. Quy chế cũ thì phân loại chung thành 06 mức/hạng: rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao và nhóm hoạt động dưới 12 tháng (Điều 11).
Về tiêu chí phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro thuế sẽ áp dụng theo bộ tiêu chí mới ban hành tại Phụ lục I, Phụ lục II Thông tư này.
Một điểm đáng lưu ý nữa của quy chế mới là cơ quan thuế sẽ lựa chọn trong danh sách người nộp thuế không tuân thủ pháp luật, người nộp thuế có rủi ro cao và người nộp thuế không giải trình, bổ sung hoặc giải trình, bổ sung thông tin không đầy đủ, không đúng hạn để áp dụng biện pháp “giám sát trọng điểm” (Điều 22).
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/7/2021 và thay thế Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015.
Tải: Thông tư số 31/2021/TT-BTC
>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
Khai thuế TNCN theo tháng hoặc quý phải áp dụng thống nhất cả năm
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, việc kê khai thuế TNCN theo tháng hoặc quý được áp dụng ổn định trọn năm dương lịch.
Theo đó, trong năm 2021, doanh nghiệp phải xác định và áp dụng thống nhất hình thức khai thuế TNCN tháng/quý kể từ tháng 1 hoặc quý 1/2021 cho đến hết tháng 12 hoặc quý 4/2021.
Trường hợp trong năm doanh nghiệp không phát sinh bất kỳ khoản chi trả thu nhập nào cho người lao động thì được miễn khai quyết toán thuế TNCN năm đó (điểm d.1 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP).
>> Xem thêm: Ưu đãi dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
Bắt buộc khai thuế TNCN theo tháng nếu thuộc diện miễn khai thuế GTGT
Theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, kể từ ngày 5/12/2020, chỉ khi đáp ứng điều kiện khai thuế GTGT theo quý thì doanh nghiệp/tổ chức mới được lựa chọn khai thuế TNCN theo quý. Còn lại, bắt buộc khai thuế TNCN theo tháng.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp, tổ chức không thuộc đối tượng phải khai thuế GTGT, tức không phát sinh việc khai thuế GTGT tháng hay quý thì không có cơ sở lựa chọn khai thuế TNCN theo quý, bắt buộc phải khai theo tháng.
Về nghĩa vụ quyết toán thuế TNCN, chỉ được miễn khi không phát sinh việc trả thu nhập. Còn lại, nếu có trả thu nhập, dù ít hay nhiều đều phải khai quyết toán (điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP).
>> Xem thêm: Trường hợp nào miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết ?
Cá nhân được dùng chung 01 MST để khai thuế từ tiền lương và thu nhập từ kinh doanh
Cá nhân được sử dụng chung 01 MST để kê khai, nộp thuế cho thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ sản xuất kinh doanh.
Riêng với thu nhập từ hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thì cá nhân không phải trực tiếp khai nộp thuế. Thay vào đó, phía doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm khai nộp thay theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP .
Về quyết toán thuế TNCN, hiện nay chỉ bắt buộc quyết toán đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, miễn quyết toán thu nhập từ hoạt động kinh doanh (tiết d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ).
Các trường hợp được ủy quyền quyết toán hoặc phải trực tiếp quyết toán thuế cũng được quy định rõ tại tiết d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP nêu trên.
>> Xem thêm: Phương pháp tính thuế theo từng lần phát sinh từ ngày 01/8/2021
Lưu ý về nơi khai thuế GTGT của địa điểm kinh doanh ngoài tỉnh
Theo quy định mới tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 và khoản 1, 2 Điều 11, khoản 3 Điều 43 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, việc khai thuế GTGT của địa điểm kinh doanh ngoài tỉnh phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và hình thức hạch toán.
Theo đó, nếu địa điểm kinh doanh ngoài tỉnh hạch toán riêng được nghĩa vụ thuế hoặc kinh doanh các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì công ty mẹ sử dụng MST của mình để kê khai thuế GTGT và thông báo phát hành hóa đơn riêng cho cơ quan thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Ngược lại, nếu địa điểm kinh doanh ngoài tỉnh thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính thì hồ sơ khai thuế GTGT và thông báo phát hành hóa đơn, báo cáo hóa đơn cũng nộp tập trung tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính.
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
Dịch vụ BHXH (Tham gia lần đầu, điều chỉnh, Thai sản, giải quyết các chế độ ốm đau,…)
Share bài viết:
Thông tin chi tiết:
Công ty TNHH DV Kế Toán – TV Thuế Tùng Linh Quân
Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng – Thanh Khê Tây – Đà Nẵng
Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4 Nguyễn Du – TP. Hà tĩnh, Hà Tĩnh
Website: https://tunglinhquan.com
Email: [email protected]
Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:
-
- Cách tính thuế khi nộp thuế thay cho cá nhân
- Đề xuất nguồn cải cách tiền lương năm 2022
- Hướng dẫn điều chỉnh hóa đơn điện tử khi sai sót
- Chính sách thuế xuất nhập khẩu mới nhất
- Nhiều hộ kinh doanh phải nộp thuế theo tháng
- Phương pháp tính thuế theo từng lần phát sinh từ ngày 01/8/2021
- Mức thu phí cấp thị thực năm 2021
- Bảng tra cứu thuế suất đối với Hộ và Cá nhân kinh doanh
- Cách tính thuế theo phương pháp khoán từ 01/8/2021
- Thủ tục quyết toán thuế khi sáp nhập doanh nghiệp
- Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai
- Thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế 2021
- Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
- Chính sách BHXH mới: Đóng 10 năm nhận lương hưu, khó rút 1 lần
- Phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và phụ thuộc
- Đề xuất nguồn cải cách tiền lương năm 2022
- Cập nhật kiến thức đại lý thuế năm 2021
- Thêm đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí từ 01/7/2021
- Quy định mới về tiền lương từ năm 2021
- Quy định mới về hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2021
- Doanh nghiệp cần lưu ý Bộ luật Lao động mới
- Các lưu ý khi giải thể doanh nghiệp
- Thời hạn lưu trữ hóa đơn điện tử
- Quy định mới về thời hạn truy thu thuế
- Mức phạt không đóng kinh phí công đoàn
- Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở
- Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
- Cách tính tiền hưởng chế độ ốm đau
- Cần biết về ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
- Tư vấn thành lập các loại hình doanh nghiệp
[…] Quy chế đánh giá mức độ rủi ro thuế […]