HƯỚNG DẪN CÁCH HẠCH TOÁN BÙ TRỪ CÔNG NỢ

Không phải lúc nào một doanh nghiệp cũng có sẵn tiền mặt để thanh toán mua hàng. Và thanh toán bù trừ công nợ là một hình thức thường gặp trong giao dịch kinh doanh. Vậy khi bù trừ công nợ như vậy thì có được đưa vào chi phí hợp lý hợp lệ hay không? Cách hạch toán bù trừ công nợ như thế nào?
1. Thanh toán bù trừ công nợ là gì?

Bù trừ công nợ là giao dịch mua bán và cung cấp hàng hóa lẫn nhau giữa hai đơn vị, khi đó các đối tượng sẽ vừa là người mua đồng thời cũng là người bán. Khi phát sinh giao dịch, giữa hai đơn vị phải hạch toán bù trừ công nợ lập biên bản bù trừ công nợ để cấn nợ cho nhau.

Khi một đối tượng vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp (vừa có công nợ phải thu, vừa có công nợ phải trả), để cấn trừ giữa công nợ, hạch toán bù trừ công nợ kế toán sẽ:

– Xác định các chứng từ công nợ phải thu và chứng từ công nợ phải trả của đối tượng;

– Thực hiện bù trừ giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả của đối tượng;

– Cập nhật việc bù trừ công nợ vào sổ theo dõi công nợ của đối tượng.

Và khi các bên  bù trừ công nợ có nghĩa giữa các đơn vị giao dịch mua bán với nhau và cung cấp hàng hóa lẫn nhau khi đó các đối tượng vừa là người bán đồng thời cũng là người mua thì các bạn cần hạch toán bù trừ công nợ lập biên bản bù trừ công nợ để cấn trừ cho nhau.

Trong khi hạch toán bù trừ công nợ trường hợp có sai lệch 2 bên kế toán phải đối chiếu lại với bên thành viên, làm rõ nguyên nhân. Nếu là do lỗi của Chi nhánh B đối với chi nhánh A về số lượng có tăng hơn so với hóa đơn thì chi nhánh A ngay lập tức hủy biên bản đối chiếu công nợ với Chi nhánh B. Và yêu cầu chi nhánh B phải xác nhận và làm lại biên bản đối chiếu.

>> Xem thêm: DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH, QUYẾT TOÁN THUẾ TRỌN GÓI
 2. Các chứng từ cần có để việc bù trừ công nợ là hợp lệ

– Hợp đồng mua bán hàng hóa (Trong điều khoản hợp đồng ghi rõ hình thức thanh toán bù trừ công nợ)

– Biên bản giao hàng, xuất kho

– Hóa đơn GTGT

– Biên bản đối chiếu công nợ hai bên (Có xác nhận của hai bên)

– Biên bản bù trừ công nợ (Có xác nhận của hai bên)

– Chứng từ thanh toán: Phiếu chi, Phiếu thu (Nếu phần chênh lệch dưới 20 triệu đồng; Giấy báo nợ / Giấy báo có của ngân hàng nếu phần chênh lệch từ 20 triệu đồng trở lên)

3. Bù trừ công nợ có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng hay không?

“Căn cứ qui định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 78 năm 2014 của Bộ Tài chính về các khoản chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế thì:

– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

– Theo quy định của chính sách thuế giá trị gia tăng thì phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán không dùng tiền mặt, do đó việc thanh toán hóa đơn của Công ty bạn được xác định là thanh toán không dùng tiền mặt nên được tính vào chi phí hợp lý tổng số tiền trên hóa đơn.”

Như vậy: Để việc thanh toán hạch toán bù trừ công nợ hợp lý và được khấu trừ thuế giá trị gia tăng thì cần:

– Hợp đồng mua bán (quy định rõ trong hợp đồng về việc thanh toán bù trừ công nợ)

– Biên bản bù trừ công nợ 2 bên (Phải có xác nhận của 2 bên)

– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

4. Cách hạch toán bù trừ công nợ
a. Khi Bán hàng hóa

Ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán

– Doanh thu:

  • Nợ TK 131 (chi tiết)
  • Có TK 511
  • Có TK 3331

– Giá vốn:

  • Nợ TK 632:
  • Có TK 155, 156
b. Khi mua hàng
  • Nợ TK 152, 153, 156…
  • Nợ TK 133
  • Có TK 331
c. Bù trừ công nợ
  • Nợ TK 331
  • Có TK 131
d. Xử lý phần chênh lệch

– Nếu sau khi bù trừ, doanh nghiệp còn phải thanh toán:

  • Nợ TK 331
  • Có TK 111, 112

– Nếu sau khi bù trừ, khách hàng phải thanh toán cho doanh nghiệp:

  • Nợ TK 111, 112
  • Có TK 131

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về khái niệm thanh toán bù trừ công nợ là gì và cách hạch toán bù trừ công nợ. Hi vọng có thể giúp đỡ được các bạn kế toán khi gặp phải các trường hợp tương tự.

Share bài viết:

 

Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:

📍Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
📍 Dịch vụ HOÀN THUẾ
📍 Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
📍 Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
📍 Dịch vụ kế toán FDI
📍 Dịch vụ kiểm toán
📍 Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
📍 Cung cấp phần mềm kế toán.
📍 Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…

⏳THÔNG TIN LIÊN HỆ:
🏦CÔNG TY TNHH DV KẾ TOÁN VÀ TV THUẾ TÙNG LINH QUÂN
🏠 Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
🏠 Chi nhánh Sài Gòn: 48/42D Hồ Biểu Chánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
🏠 Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, tổ dân phố 1, P. Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh
📞 Điện thoại: 02363.642.044 – 0905.171.555

⌨️ Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *