Lập sai hóa đơn điện tử thì xử lý thế nào ?

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 32/2011/TT-BTCstatus3 , tùy thuộc hóa đơn điện tử có sai sót đã hay chưa kê khai thuế, việc xử lý sẽ khác nhau:

– Nếu hóa đơn sai sót chưa được giao cho người mua hoặc đã giao người mua nhưng chưa kê khai thuế, bên bán được hủy hóa đơn có sai sót để lập hóa đơn mới. Tuy nhiên, việc hủy hóa đơn sai sót phải có sự đồng ý và xác nhận của cả hai bên.

– Nếu hóa đơn sai sót đã giao người mua và đã kê khai thuế, các bên phải lập văn bản ghi rõ sai sót có chữ ký điện tử của cả hai bên, đồng thời bên bán lập thêm hóa đơn điều chỉnh sai sót. Căn cứ hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn.

Lưu ý, nếu người mua không có chữ ký điện tử thì văn bản ghi rõ sai sót phải lập bằng giấy để hai bên cùng ký tên.

blue-check
HĐĐT (loại mới) chỉ bắt buộc sử dụng khi có thông báo trực tiếp của cơ quan thuế

Trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/11/2018 – 31/10/2020, doanh nghiệp chỉ bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử mới theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP khi có thông báo trực tiếp của cơ quan thuế quản lý.

Ngược lại, nếu cơ quan thuế không yêu cầu, doanh nghiệp vẫn được tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy và/hoặc hóa đơn điện tử cũ theo Nghị định 51/2010/NĐ-CPstatus3 , Nghị định 04/2014/NĐ-CPstatus3 và các văn hướng dẫn thi hành.

Liên quan đến vướng mắc về thí điểm hóa đơn điện tử có mã xác thực, Tổng cục Thuế ghi nhận và sẽ có giải pháp phù hợp khi hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP  .

blue-check
Được miễn chữ ký người mua trên HĐĐT nếu có đủ chứng từ

Trường hợp có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa như hợp đồng, phiếu xuất kho, biên bản giao hàng, biên nhận thanh toán… Công ty được đề nghị Cục thuế xem xét miễn chữ ký người mua trên hóa đơn điện tử.

Hướng dẫn này áp dụng đồng thời cho trường hợp người mua phải hoặc không phải là đơn vị kế toán.

blue-check
Chuyển đổi HĐĐT ra giấy làm chứng từ đi đường phải ký và đóng dấu

Trường hợp doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 51/2010/NĐ-CPstatus3 và Thông tư 32/2011/TT-BTCstatus3 thì việc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang giấy cần đảm bảo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 12 Thông tư số 32.

Theo đó, nếu mục đích chuyển đổi sang hóa đơn giấy là để chứng minh xuất xứ hàng hóa trong quá trình lưu thông thì bắt buộc phải có chữ ký và con dấu của người bán.

blue-check
Hóa đơn giấy đã thông báo phát hành vẫn được phép sử dụng đến hết 31/10/2020

Tại thời điểm này, trước ngày 1/11/2020, hóa đơn đặt in (bằng giấy) vẫn chưa bị cấm sử dụng. Theo đó, nếu doanh nghiệp còn hóa đơn đặt in đã thông báo phát hành thì vẫn được phép sử dụng tiếp cho đến hết và kết thúc trước ngày 1/11/2020.

Xem thêm: 

6 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *