Hướng dẫn cách viết hóa đơn

1. Những từ được viết tắt trên hóa đơn
Nội dung trên hóa đơn giá trị gia tăng luôn phải đảm bảo đầy đủ và chính xác, nhưng trong đó có một số từ được phép viết tắt.

Theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC, trong trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài thì người bán được viết tắt trên hóa đơn một số từ thông dụng, nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Dưới đây là những từ được viết tắt trên hóa đơn, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

1. “Phường” viết tắt thành “P”

2, “Quận” viết tắt thành “Q”

3. “Thành phố” viết tắt thành “TP”

4. “Việt Nam” viết tắt thành “VN”

5. “Cổ phần” viết tắt thành “CP”

6. “Trách nhiệm hữu hạn” viết tắt thành “TNHH”

7. “Khu công nghiệp” viết tắt thành “KCN”

8. “Sản xuất” viết tắt thành “SX”

9. “Chi nhánh” viết tắt thành “CN”

10. Một số từ khác nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, tên và địa chỉ của doanh nghiệp.

2. HƯỚNG DẪN VIẾT HÓA ĐƠN HỢP LỆ

Viết hóa đơn và xử lý hóa đơn là một kỹ năng quan trọng trong nghiệp vụ kế toán. Vậy các bạn có bao giờ tự hỏi, làm thế nào để viết hóa đơn đúng, và xử lý thế nào nếu viết sai hóa đơn?

Theo điều 16, Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP của chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn như sau:

TIÊU THỨC “NGÀY THÁNG NĂM” LẬP HÓA ĐƠN

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.

Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.

TIÊU THỨC “SỐ THỨ TỰ, TÊN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ, ĐƠN VỊ TÍNH, SỐ LƯỢNG, ĐƠN GIÁ, THÀNH TIỀN”

Ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.

Trường hợp người bán quy định mã hàng hóa, dịch vụ để quản lý thì khi ghi hóa đơn phải ghi cả mã hàng hóa và tên hàng hóa.

Các loại hàng hóa cần phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì phải ghi trên hóa đơn các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: số khung, số máy của ô tô, mô tô; địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của ngôi nhà hoặc căn hộ…

Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, bảo hiểm…được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

TIÊU THỨC “NGƯỜI BÁN HÀNG (KÝ, ĐÓNG DẤU, GHI RÕ HỌ TÊN)”

Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.

TIÊU THỨC “NGƯỜI MUA HÀNG (KÝ, GHI RÕ HỌ TÊN)”

Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn. Khi lập hóa đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX.

Khi lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký của người mua nước ngoài.

ĐỒNG TIỀN GHI TRÊN HÓA ĐƠN

Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.

Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.

Ví dụ: 40.000 USD – Bốn mươi nghìn đô la Mỹ.

Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.

Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.

ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN

Địa chỉ: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555

Email:[email protected]

Web: https://tunglinhquan.com

FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan

Các bài viết liên quan:
Hướng dẫn về quyết toán thuế TNCN 2018
THỜI HẠN NỘP BCTC NĂM 2018?
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019
Thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2018
Hướng dẫn kê khai thuế GTGT
Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2019
Lưu ý khi khai quyết toán thuế TNCN 2018
Khoản chi phúc lợi có được miễn khấu trừ thuế TNCN?

Xem thêm: Dịch vụ Đại lý thuếDịch vụ ke toánDịch vụ Lập báo cáo tài chính & Lập Quyết toán thuếDịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng,Tư vấn thuếTư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, Dịch vụ đăng ký BHXH Đà Nẵng, Đào tạo kế toán thực hành

5 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *