Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức của pháp nhân.
Thế nào là hợp nhất pháp nhân; Chia pháp nhân được quy định như thế nào? Tách pháp nhân dẫn tới hậu quả pháp lí gì? Chia pháp nhân và tách pháp nhân khác gì nhau? Chuyển đổi hình thức của pháp nhân là gì?
1. Thế nào là hợp nhất pháp nhân?
Theo Bộ luật dân sự 2015:
Điều 88. Hợp nhất pháp nhân
1. Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới.
2. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.
Như vật, hợp nhất pháp nhân là việc nhiều pháp nhất hợp lài thành 1 pháp nhân duy nhất.
Ví dụ: có hai pháp nhân A và pháp nhân B. Hai pháp nhân này tiến hành hợp nhất sẽ tạo ra một pháp nhân C mới, pháp nhân A và pháp nhân B chấm dứt tồn tài.
Các pháp nhân cùng loại có thể hợp nhất với nhau thành một pháp nhân mới theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo thoả thuận của các pháp nhân đó. Việc hợp nhất pháp nhân phải tuân theo thủ tục thành lập và đăng kí pháp nhân do pháp luật quy định.
Sau khi hợp nhất pháp nhân, pháp nhân ban đầu chấm dứt sự tồn tại, quyền và nghĩa vụ của các pháp nhân ban đầu được chuyển giao cho pháp nhân mới. Việc hợp nhất pháp nhân được thực hiện trên cơ sở quyết định hoặc phê chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục được tiến hành như việc thành lập pháp nhân.
>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
Đối với pháp nhân là doanh nghiệp thì việc hợp nhất được thực hiện theo quy định tại Điều 200 Luật doan nghiệp 2020:
Điều 200. Hợp nhất công ty
1. Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2. Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:
a) Công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất, dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.
3. Công ty bị hợp nhất phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất công ty.
4. Sau khi công ty hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. Công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty.
>> Xem thêm: Ưu đãi dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
2. Sáp nhập pháp nhân là gì?
Bộ luật dân sự 2015 có quy định về sáp nhập pháp nhân như sau:
Điều 89. Sáp nhập pháp nhân
1. Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân khác (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập).
2. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.
– Có thể hiểu một cách đơn giản thông qua ví dụ sau: Có hai pháp nhân A và pháp nhân B. Pháp nhân A (Pháp nhân được sáp nhập) sáp nhập vào pháp nhân B (Pháp nhân sáp nhập). Sau khi sáp nhập, pháp nhân A chấm dứt tồn tại, quyền và nghĩa vụ của pháp nhân A được chuyển cho pháp nhân B.
>> Xem thêm: Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
– Việc sáp nhập pháp nhân phải được quy định tại điều lệ, hoặc có thỏa thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Hậu quả pháp lý sau khi sáp nhập pháp nhân:
+ Không hình thành một pháp nhân mới;
+ Pháp nhân được sáp nhập chấm dứt sự tồn tại về pháp lý;
+ Tất cả quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.
Đối với pháp nhân là doanh nghiệp thì thủ tục sáp nhập doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020:
Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua;
c) Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.
> Xem thêm: Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ
3. Chia pháp nhân dẫn tới hậu quả pháp lí gì?
Trái ngược với hợp nhất pháp nhân, từ nhiều pháp nhân ban đầu cải tổ thành một pháp nhân mới (A + B = C) thì chia pháp nhân là phương thức cải tổ ngược lại, tức là từ một pháp nhân ban đầu có thể cải tổ để cho ra nhiều pháp nhân mới (A = B + C).
Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 90. Chia pháp nhân
1. Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân.
2. Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.
Thực chất, hợp nhất pháp nhân là hoạt động tập trung, tích tụ nhằm mở rộng về mặt quy mô thì chia pháp nhân là hoạt động phân toán, bóc tách nhằm thu hẹp quy mô hoạt động. Do đó, nếu hợp nhất pháp nhân được tiến hành trên cơ sở hợp đồng hợp nhất giữa các pháp nhân bị hợp nhất thì chia pháp nhân thường được tiến hành dựa trên ý chí của chính pháp nhân đó.
>> Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán khi sáp nhập doanh nghiệp
Ví dụ về chia pháp nhân là doanh nghiệp thì được thực hiện như sau:
Điều 198. Chia công ty
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
2. Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định như sau:
a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua nghị quyết, quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết, quyết định chia công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia, tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty. Nghị quyết, quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết;
b) Thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết, quyết định chia công ty quy định tại điểm a khoản này.
Hậu quả pháp lý sau khi chia pháp nhân:
– Các pháp nhân mới hình thành; (ii) Pháp nhân bị chia chấm dứt sự tồn tại về pháp lý;
– Các quyền, nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân bị chia được chuyển giao cho pháp nhân mới.
>> Xem thêm: Công việc kế toán khi doanh nghiệp chia, tách, giải thể, sáp nhập?
4. Tách pháp nhân là gì? Tách pháp nhân khác gì so với chia pháp nhân?
Điều 91 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 91. Tách pháp nhân
1. Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.
2. Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.
Như vậy, một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân mới, số lượng các pháp nhân mới có thể là hai hoặc nhiều hơn tùy theo quyết định của pháp nhân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào tình hình hoạt động thực tiễn của pháp nhân (Pháp nhân A tách thành pháp nhân A và B).
Việc tách pháp nhân có thể được tiến hành theo ý chí của chính pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Thông thường với những pháp nhân có quy mô hoạt động lớn, có khả năng độc quyền, lũng đoạn kinh tế thì thường bắt buộc phải tách nhằm giảm quy mô qua đó đảm bảo sự cạnh trạrih bình đẳng trong nền kinh tế thị trường.
Đơi với các pháp nhân là doanh nghiệp thì Luật doanh nghiệp quy định:
Điều 199. Tách công ty (Luật doanh nghiệp 2020)
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
2. Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có); đồng thời đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được tách.
….
4. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác. Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.
Hậu quả pháp lý sau khi tách pháp nhân:
>> Xem thêm: PHÂN BIỆT CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
– Pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách đều tồn tại độc lập;
– Không có pháp nhân nào chấm dứt sự tồn tại về pháp lý:
– Quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách được xác định theo mục đích hoạt động của các pháp nhân đó.
Thông thường, quyền và nghĩa vụ của các pháp nhân mới được xác định dựa trên văn bản thỏa thuận quyết định về việc tách pháp nhân của chính pháp nhân trước khi tách hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Chuyển đổi hình thức của pháp nhân.
Pháp nhân có thể chuyển đổi từ hình thức pháp nhân này thành hình thức pháp nhân khác. Việc chuyển đổi hình thức pháp nhân thường dựa trên tình hình thực tế của pháp nhân, dựa trên quyết định của chính pháp nhân hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường áp dụng đối với việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước).
Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
Điều 92. Chuyển đổi hình thức của pháp nhân
1. Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.
2. Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.
Việc chuyển đổi hình thức của pháp nhân sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý:
– Pháp nhân chuyển đổi sẽ chấm đứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập.
– Pháp nhân chuyển đổi sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân chuyển đổi.
Theo Luạt doanh nghiệp 2020 thì: các loại hình doanh nghiệp được pháp chuyển đổi bao gồm
>> Xem thêm: Thủ tục quyết toán thuế khi sáp nhập doanh nghiệp
– Từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần.
– Từ công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoặc từ 2 thành viên trở lên
– Từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh.
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
Dịch vụ BHXH (Tham gia lần đầu, điều chỉnh, Thai sản, giải quyết các chế độ ốm đau,…)
Share bài viết:
Thông tin chi tiết:
Công ty TNHH DV Kế Toán – TV Thuế Tùng Linh Quân
Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng – Thanh Khê Tây – Đà Nẵng
Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4 Nguyễn Du – TP. Hà tĩnh, Hà Tĩnh
Website: https://tunglinhquan.com
Email: [email protected]
Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:
- Bảng tra cứu thuế suất đối với Hộ và Cá nhân kinh doanh
- Tính thuế theo phương pháp khoán từ 01/8/2021
- Phương pháp tính thuế đối với người cho thuê tài sản
- Hướng dẫn hạch toán khi sáp nhập doanh nghiệp
- Tăng trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu từ 01/7/2021
- Cập nhật kiến thức đại lý thuế năm 2021
- Đề xuất nguồn cải cách tiền lương năm 2022
- Hướng dẫn khai thuế chuyển nhượng vốn của Nhà thầu nước ngoài
- Dừng chi trả chế độ ốm đau khi chứng từ không hợp lệ
- PHÂN BIỆT CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
- Tiền lương KPI có phải đóng BHXH, thuế TNCN không?
- Tiền ủng hộ vào Quỹ vắc-xin Covid-19 được trừ khi tính thuế TNDN
- Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai
- Cách xác định giá trị vốn góp khi tính thuế chuyển nhượng vốn
- Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
- Biểu mẫu mới về thành lập doanh nghiệp từ 1/5/2021
- Các trường hợp không phải nộp thuế GTGT 2021
- Thời hạn lưu trữ hóa đơn điện tử
- Thủ tục đăng ký thỏa ước lao động tập
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2021 từ tiền lương, tiền công
- Tư vấn kiểm soát rủi ro doanh nghiệp
- Tư vấn vốn điều lệ khi thành lập công ty
- Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Đà Nẵng
- Thành lập văn phòng đại diện
- Thay đổi Đăng ký kinh doanh
- Thành lập chi nhánh công ty
- Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Cần biết về ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
- Tư vấn thành lập các loại hình doanh nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực lao độngTất cả bài viết
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY
[…] Các hình thức tổ chức lại pháp nhân […]
[…] Các hình thức tổ chức lại pháp nhân […]