Để đảm bảo đời sống cho người lao động và tạo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, trong năm 2022 tới đây, dự kiến sẽ có nhiều thay đổi về mức hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) ảnh hưởng tới mọi người lao động.
Dự kiến tăng mức hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/01/2022
Mới đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành và đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng (Tải dự thảo tại đây). Khoản 1 Điều 2 dự thảo này ghi nhận:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12 năm 2021 đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Như vậy, nếu dự thảo này được Chính phủ thông qua, từ ngày 01/01/2022, sẽ có 08 đối tượng được tăng thêm 15% mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng, bao gồm:
1 – Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang); quân nhân, công an và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
2 – Cán bộ xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
3 – Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng khi đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
4 – Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
5 – Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng.
6 – Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
7 – Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, Công an nhân dân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
8 – Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
Bên cạnh đó, nếu sau khi điều chỉnh mà mức hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng vẫn thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng thì những đối tượng trên còn được tăng thêm mức hưởng như sau:
– Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng: Những người có mức hưởng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng trở xuống.
– Tăng lên bằng 2,5 triệu đồng/người/tháng: Những người có mức hưởng từ 2,3 – dưới 2,5 triệu đồng.
>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
Sắp bỏ lương cơ sở, mức hưởng nhiều khoản trợ cấp BHXH sẽ bị thay đổi?
Bãi bỏ lương cơ sở là một trong những nội dung quan trọng trong cải cách tiền lương được nêu tại Nghị quyết 27/NQ-TW của Ban chấp hành trung ương Đảng. Theo đúng lộ trình của Nghị quyết 27, lương cơ sở sẽ bị bãi bỏ từ năm 2021 nhưng thời điểm này đã được lùi lại đến ngày 01/7/2022.
Trong khi đó, lương cơ sở là một trong những căn cứ để tính mức hưởng nhiều loại trợ cấp BHXH cho người lao động. Nếu bỏ lương cơ sở, các khoản trợ cấp BHXH của người lao động sẽ bị thay đổi.
>> Xem thêm: Cách tính tiền hưởng chế độ thai sản
Hiện nay, lương cơ sở đang được áp dụng để tính các loại trợ cấp BHXH sau:
1 – Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi
Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
2 – Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sau sinh
Theo Điều 41 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng thai sản, trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 – 10 ngày. Mức hưởng một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
3 – Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau
Căn cứ Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 – 10 ngày/năm.
Cũng theo Điều này, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
4 – Trợ cấp khi bị suy giảm khả năng lao động
Căn cứ: Điều 48, 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
* Trợ cấp một lần khi bị suy giảm từ 5% – 30%:
Người lao động bị suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở. Sau đó cứ suy giảm khả năng lao động thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
* Trợ cấp hàng tháng khi người lao động bị suy giảm từ 31% trở lên:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở. Sau đó cứ suy giảm khả năng lao động thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
5 – Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 – 10 ngày/lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Mức trợ hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Căn cứ: Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
6 – Trợ cấp phục vụ
Theo Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hằng tháng do suy giảm khả năng lao động thì mỗi tháng còn được hưởng thêm trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
7 – Trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết.
8 – Mức trợ cấp lương hưu tối thiểu hàng tháng
Căn cứ khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở.
9 – Trợ cấp mai táng
Theo Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người đang đóng BHXH, đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người chết do tai nạn lao động, người đang hưởng lương hưu… khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.
10 – Trợ cấp tuất hàng tháng
Căn cứ: Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Như vậy, sắp tới đây khi bỏ lương cơ sở, căn cứ tính các khoản trợ cấp trên sẽ bị thay đổi. Tuy nhiên, những nội dung này bị thay thế ra sao từ ngày 01/7/2022 thì hiện chưa có hướng dẫn. Do đó, vẫn cần chờ các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Share bài viết:
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH DV Kế Toán – TV Thuế Tùng Linh Quân
Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng – Thanh Khê Tây – Đà Nẵng
Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4 Nguyễn Du – TP. Hà tĩnh, Hà Tĩnh
Điện thoại: 02363.642.044 – 0905.171.555
Website: https://tunglinhquan.com
Email: [email protected]
FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan
Xem thêm:
- Biểu mẫu báo cáo sử dụng lao động nước ngoài
- Mức giảm trừ gia cảnh tính thuế TNCN 2021
- Biểu mẫu xây dựng thang bảng lương 2021
- Quy định về giấy phép lao động nước ngoài 2021
- Đối tượng nộp thuế nhà thầu 2021
- Cách tính các khoản giảm trừ gia cảnh năm 2021
- Khoản tài trợ nào được miễn thuế TNDN?
- Biểu mẫu thủ tục đầu tư theo Luật mới
- Biểu mẫu mới về thành lập doanh nghiệp từ 1/5/2021
- Cách tính thuế thu nhập cho người nước ngoài
- Lao động có 2 sổ BHXH trở lên thì làm sao?
- Điểm mới về khai thuế điện tử kể từ tháng 5/2021
- Lưu ý đối với Doanh nghiệp khi quyết toán thuế TNDN
- Quyết toán thuế TNCN 2020 của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế
- Bắt buộc ký thỏa ước lao động tập thể ?
- Biểu mẫu Thỏa ước lao động tập thể 2021
- Quy định thỏa ước lao động tập thể 2021
- Điểm mới về đăng ký doanh nghiệp từ 2021
- Không cần thông báo mẫu dấu từ 2021
- Chế độ thai sản khi sinh đôi
- Kiểm tra doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế
- Không phải đăng ký thang bảng lương từ 2021
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động 2021
- Tổng hợp nộp báo cáo thuế năm 2021
- Quy định mới về thuế thu nhập doanh nghiệp 2021
- Các trường hợp được miễn thuế môn bài 2021
- Tiền lương làm việc trong ngày nghỉ, Lễ, Tết năm 2021
- Lao động thử việc có được đóng BHXH năm 2021?
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2021 từ tiền lương, tiền công
- Các chính sách quan trọng có hiệu lực từ 2021
- Doanh nghiệp cần biết các quy định từ ngày 05/12/2020
- Quy định mới về hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2021
- Thành lập văn phòng đại diện
- Thay đổi Đăng ký kinh doanh
- Thành lập chi nhánh công ty
- Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
- DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÀ NẴNG
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]
[…] BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022? […]