Trường hợp giảm trừ gia cảnh cho bản thân:
Nếu người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
Trường hợp giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:
Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
Khi đăng ký người phụ thuộc, người này sẽ được cấp mã số thuế và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
Trường hợp chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 01 lần vào 01 người nộp thuế trong năm tính thuế. Nếu nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc thì những người nộp thuế phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào 01 người nộp thuế.
Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
=> Hướng dẫn đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2019
Khi nộp thuế thu nhập cá nhân, người nộp thuế sẽ được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế. Dưới đây là hướng dẫn đăng ký người phụ thuộc năm 2019.
Đối tượng được đăng ký người phụ thuộc
Theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC), người nộp thuế có thu nhập tối thiểu 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm) và có người phụ thuộc. Cụ thể:
– Con: Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, gồm:
+ Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
+ Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học; cao đẳng; kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng không vượt quá 01 triệu đồng.
– Vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp; các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng các điều kiện sau:
Trường hợp 1: Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Trường hợp 2: Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Lưu ý: Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
Thủ tục đăng ký người phụ thuộc
Trường hợp 1: Cá nhân đăng ký người phụ thuộc thông qua tổ chức trả thu nhập (doanh nghiệp)
Bước 1: Người lao động chuẩn bị hồ sơ và gửi cho doanh nghiệp
Điểm b khoản 10 Điều 7 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân đăng ký người phụ thuộc qua cơ quan chi trả thu nhập cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Cá nhân gửi văn bản ủy quyền (Mau_giay_UQ_3001105412.doc).
– Người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam: Giấy tờ của người phụ thuộc (bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (dưới 14 tuổi);
– Người phụ thuộc là người nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài: Bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực.
Bước 2: Doanh nghiệp hoàn thiện và nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp
– Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc;
– Gửi Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc theo Mẫu số 20-ĐKT-TH-TCT (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin) qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc bằng giấy.
Trường hợp 2: Cá nhân tự đăng ký với cơ quan thuế
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo điểm a khoản 10 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC, cá nhân cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công Mẫu số 20-ĐKT-TH-TCT(trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin).
– Người phụ thuộc là người có quốc tịch Việt Nam: Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (dưới 14 tuổi);
– Người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài: Bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực.
Bước 2: Nộp cho cơ quan thuế.
ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN
Địa chỉ: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555
Email:[email protected]
FaceBook: https://www.facebook.com/D DailythueTunglinhquan
Các bài viết liên quan:
Hướng dẫn về quyết toán thuế TNCN 2018
THỜI HẠN NỘP BCTC NĂM 2018?
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019
Thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2018
Hướng dẫn kê khai thuế GTGT
Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2019
Lưu ý khi khai quyết toán thuế TNCN 2018
Khoản chi phúc lợi có được miễn khấu trừ thuế TNCN?
Xem thêm: Dịch vụ Đại lý thuế, Dịch vụ ke toán, Dịch vụ Lập báo cáo tài chính & Lập Quyết toán thuế, Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng,Tư vấn thuế, Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, Dịch vụ đăng ký BHXH Đà Nẵng, Đào tạo kế toán thực hành