Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương mới nhất

Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) quy định về việc xây dựng thang, bảng lương như sau:

>> Tải Hồ sơ Thang Bảng Lương mới nhất:  BIỂU MẪU XÂY DỰNG THANG BANG LUONG

Nguyên tắc khi xây dựng thang, bảng lương năm 2021

– Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

(Điều 93 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương mà Chính phủ quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP

ngày 14/5/2013).

– Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

– Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Lưu ý: Trước đây Khoản 2 Điều 93 Bộ luật lao động 2012 quy định người sử dụng lao động phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đồng thời với việc công khai tại nơi làm việc.

Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019 không còn yêu cầu người sử dụng lao động phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan nhà nước nữa.

Mức lương tối thiểu vùng làm cơ sở để xây dựng thang, bảng lương năm 2021

Thang, bảng lương là cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động với NLĐ.

Trong khi đó, theo quy định tại thì Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Vì vậy, khi xây dựng thang, bảng lương, doanh nghiệp phải căn cứ vào Mức lương tối thiểu vùng để thực hiện đúng quy định về nguyên tắc trả lương.

Từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP sau đây:

Mức lương

Địa bàn áp dụng

4.420.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I

3.920.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II

3.430.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III

3.070.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

Lưu ý: Đối với NLĐ làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng nêu trên.

B. Hồ sơ xây dựng thang bảng lương năm 2021 gồm:

1. Hệ thống thang bảng lương

2. Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương

3. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương

4. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ

5. Quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp (Quy chế này rất quan trọng khi quyết toán thuế)

> Tải Hồ sơ Thang Bảng Lương mới nhất:  XAY DUNG THANG BANG LUONG

HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG
I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU:

Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng: 4.420.000 đồng ( Ví dụ ở Vùng 1)

II/- HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG:
Đơn vị tính: Việt nam đồng
NHÓM CHỨC DANH,
VỊ TRÍ CÔNG VIỆC
Bậc Lương
I II III IV V VI VII
1. Giám đốc
Mức Lương 8.000.000 8.400.000 8.820.000 9.261.000 9.724.050 10.210.253 10.720.765
2. Phó Giám đốc; Kế Toán Trưởng
Mức Lương 7.000.000 7.350.000 7.717.500 8.103.375 8.508.544 8.933.971 9.380.669
3. Trưởng phòng kinh doanh; HCNS:
Mức Lương 6.000.000 6.300.000 6.615.000 6.945.750 7.293.038 7.657.689 8.040.574
4. Nhân viên kế toán; NVkinh doanh; NV kỹ thuật; NV Văn phòng:
Mức Lương 4.730.000 4.966.500 5.214.825 5.475.566 5.749.345 6.036.812 6.338.652
5. Nhân viên lao công, tạp vụ:
Mức Lương 4.420.000 4.641.000 4.873.050 5.116.703 5.372.538 5.641.165 5.923.223
C. Cách xây dựng thang bảng lương 2021 cụ thể như sau:

– Bậc 1 phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng.
– Bậc sau phải lớn hơn bậc trước tối thiểu 5%.

I. Cách ghi Bậc 1:

1) Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh: -> Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định:

Mức lương tối thiều vùng năm 2021
Mức lương
Áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I 4.420.000 đồng/tháng
Áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II 3.920.000 đồng/tháng
Áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III 3.430.000 đồng/tháng
Áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV 3.070.000 đồng/tháng

Ví dụ 1: Công ty thuộc Vùng 1 (Mức lương tối thiểu vùng là: 4.420.000) -> Cty có tuyển 1 bạn nhân viên tạp vụ (Làm công việc giản đơn trong điều kiện bình thường) -> Mức lương tối thiểu sẽ là: 4.420.000 đ/tháng.

=> Như vậy: Mức lương thấp nhất để ghi vào Bậc 1 đối với NV làm công việc đơn giản (NV tạp vụ) là: 4.420.000.

– Mức lương tối thiểu vùng nêu trên là căn cứ theo Nghị đinh 90/2019/NĐ-CP.

———————————————————————–

2) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghềphải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

=> Như vậy: Mức lương tối thiểu để ghi vào Bậc 1 như sau:
– NV tạp vụ: 4.420.000
– NV Kỹ thuật: 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400

=> Các bạn có thể ghi trong hợp đồng lao động với bạn NV kỹ thuật là: Mức lương cơ bản: 4.730.000
-> Bậc 1 ghi: 4.730.000
=> Tờ khai tham gia BHXH ghi: 4.730.000.

Vùng Mức lương thấp nhất của người lao động qua học nghề, đào tạo nghề là:
Vùng I = 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400 đồng/tháng
Vùng II = 3.920.000 + (3.920.000 x 7%) = 4.194.400 đồng/tháng
Vùng III = 3.430.000 + (3.430.000 x 7%) = 3.670.100 đồng/tháng
Vùng IV = 3.070.000 + (3.070.000 x 7%) = 3.284.900 đồng/tháng

 

————————————————————————–

3) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%;
– Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy:

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng Mức lương tối thiểu 2021
I 4.729.400 + (4.729.400 x 5%) = 4.965.870
II 4.194.400 + (4.194.400 x 5%) = 4.404.120
III 3.670.100 + (3.670.100 x 5%) = 3.853.605
IV 3.284.900 + (3.284.900 x 5%) = 3.449.145

 

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng Mức lương tối thiểu năm 2021
I 4.729.400 + (4.729.400 x 7%) =  5.060.458
II 4.194.400 + (4.194.400 x 7%) =  4.488.008
III 3.670.100 + (3.670.100 x 7%) =  3.927.007
IV 3.284.900 + (3.284.900 x 7%) =  3.514.843

 

>> Như vậy: Mức lương tối thiểu để ghi vào Bậc 1 như sau:

– Nếu NV kỹ thuật làm việc độc hại, thì mức lương tối thiểu là: 

4.729.400 + (4.729.400 x 5%) = 4.965.870

– Nếu NV kỹ thuật làm việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thì mức lương tối thiểu:

4.729.400 + (4.729.400 x 7%) =  5.060.458
—————————————————————————–

– Mức tiền lương tháng tham gia BHXH là: Mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động (Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng), phụ cấp lương và các khoản bổ sung.

———————————————————————————————-
II. Cách ghi các Bậc sau (Từ bậc 2 trở đi):

– Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

Ví dụ 4: Nếu ở Bậc 1 ghi như sau:
– NV tạp vụ Bậc 1 ghi: 4.420.000
– NV Kỹ thuật Bậc 1 ghi: 4.729.400

=> Thì bậc 2 ghi như sau:
– NV tạp vụ: Bậc = 4.420.000 + (4.420.000 x 5%) = 4.641.000
– NV Kỹ thuật: Bậc 2 = 4.729.400 + (4.729.400 x 5%) = 4.965.870

– Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi: -> Thường là để từ 5 – 7 bậc nhé.

——————————————————————————-

Lưu ý:
– Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

=> Tức là: Khi có sự thay đổi về mức lương phải xây dựng lại thang bảng lương nhé.

– Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.

Share bài viết:

ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN

  • Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
  • Chi nhánh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
  • Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555
  • Email:[email protected]
  • Web: https://tunglinhquan.com
  • FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan

Xem thêm:

5 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *