Mức tham gia Bảo hiểm xã hội 2021

Năm 2021, mức lương cơ sở không tăng nên mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc vào quỹ hưu trí, quỹ ốm đau, thai sản, tử tuất, quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN); bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); bảo hiểm y tế (BHYT) cụ thể như sau:
1. Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT năm 2021
Chính phủ ban hành Nghị định 58/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/7/2020); trong đó đã điều chỉnh mức đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) với một số doanh nghiệp đủ điều kiện
a. Đối với người lao động Việt Nam

– Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.3%

1%

3%

8%

1%

1.5%

21.3%

10.5%

Tổng cộng 31.8%

– Trường hợp doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.5%

1%

3%

8%

1%

1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng 32%

b. Đối với người lao động nước ngoài
Từ nay đến hết năm 2021:
– Trường hợp Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TN&XH:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

3%

0.3%

3%

1.5%

6.3%

1.5%

Tổng cộng 7.8%

– Trường hợp Doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

3%

0.5%

3%

1.5%

6.5%

                                         1.5%

Tổng cộng 8%

Từ ngày 01/01/2022, đối với lao động nước ngoài, bổ sung vào 02 bảng trên:

– Người sử dụng lao động đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất.

– Người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất.

2. Mức điều chỉnh tiền lương đóng BHXH năm 2021
Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH về mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đã được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành ngày 30/12/2019.
Theo đó, đối tượng được điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH gồm:

– Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/2016trở đi;

– Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ 01/01/2020 đến 31/12/2020.

Các đối tượng này được điều chỉnh tiền lương theo công thức:

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương của năm 2020 vẫn giữ nguyên là 1,00 như năm 2019 nêu tại Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018.

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Mức điều chỉnh 1.26 1.18 1.14 1.13 1.1 1.06 1.03 1.00 1.00

Đồng thời, đây cũng là mức điều chỉnh thu nhập trong năm 2020 với người lao động tham gia BHXH tự nguyện, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ 01/01/2020 đến 31/12/2020…

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2020 và các quy định thì được áp dụng từ ngày 01/01/2020.

3. Cách tính BHXH 2021
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định theo công thức:

Tỷ lệ đóng x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

– Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2020:

Các khoản trích theo lương Tỷ lệ trích vào lương của người lao động Tỷ lệ trích vào chi phí của người sử dụng lao động Tổng cộng
BHXH 8% 17% 25%
BHYT 1,5% 3% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
BHTNLĐ, BNN 0,5% 0,5%
Tổng tỷ lệ trích 10,5% 21,5%

 

4. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2021
Mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu:

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

– Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

+ NLĐ làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

+ NLĐ làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

– Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng
Người làm việc trong điều kiện bình thường
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Vùng I 4.420.000 4.729.400 4.965.870 5.060.458
Vùng II 3.920.000 4.194.400 4.404.120 4.488.008
Vùng III 3.430.000 3.670.100 3.853.605 3.927.007
Vùng IV 3.070.000 3.284.900 3.449.145 3.514.843

Mức lương tháng đóng BHXH tối đa: Bằng 20 tháng lương cơ sở.

Từ 01/01/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

Từ 01/7/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,6 = 32 triệu đồng/tháng.

Mức đóng BHXH năm 2020 tăng tới 176.000 đồng/tháng

Trên cơ sở cách tính mức đóng BHXH nêu trên, có thể xác định mức đóng BHXH năm 2020 và mức tăng so với năm 2019 như sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng Năm 2019 Năm 2020 Mức tăng
Người làm việc trong điều kiện bình thường
Vùng I 334.400 353.600 19.200
Vùng II 296.800 313.600 16.800
Vùng III 260.000 274.400 14.400
Vùng IV 233.600 245.600 12.000
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng I 357.808 378.352 20.544
Vùng II 317.576 335.552 17.976
Vùng III 278.200 293.608 15.408
Vùng IV 249.952 262.792 12.840
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Vùng I 375.698,4 397.269,6 21.571,2
Vùng II 333.454,8 352.329,6 18.874,8
Vùng III 292.110 308.288,4 16.178,4
Vùng IV 262.449,6 275.931,6 13.482
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Vùng I 382.854,6 404.836,6 21.982
Vùng II 339.806,3 359.040,6 19.234,3
Vùng III 297.674 314.160,6 16.486,6
Vùng IV 267.448,6 281.187,4 13.738,8

Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa

Đơn vị tính: đồng/tháng

Năm 2019 Năm 2020 Mức tăng
Từ 01/01 Từ 01/7 Từ 01/01 Từ 01/7
2.384.000 2.384.000 2.560.000 0 176.000
5. Các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Share bài viết:

ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN
  • Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
  • Chi nhánh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
  • Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555
  • Email:[email protected]
  • Web: https://tunglinhquan.com
  • FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan
Xem thêm:

5 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *