Biểu mẫu Thỏa ước lao động tập thể 2021

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản quan trọng giúp các doanh nghiệp thiết lập, duy trì nề nếp, điều kiện làm việc. Đại lý thuế Tùng Linh Quân cung cấp Mẫu Thỏa ước lao động tập thể có hướng dẫn chi tiết nhất cho Quý vị
Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

Có 03 loại thỏa ước lao động tập thể: Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác.

Với việc bảo vệ quyền lợi người lao động, nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động.

>> Xem thêm: Quy định thỏa ước lao động tập thể 2021

Ai là người ký kết thỏa ước lao động tập thể?

Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động. Cụ thể theo Điều 18 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

– Phía tập thể lao động: Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;

– Phía người sử dụng lao động: Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Nếu có ủy quyền cho người khác ký thì phải ủy quyền bằng văn bản và người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

Lưu ý:

Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên thương lượng tập thể và:

– Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được (trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp);

– Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được (trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành);

Khi thoả ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho mọi người lao động của mình biết.

>> Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng thỏa ước lao động tập thể

Trình tự thực hiện:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn hồ sơ và nộp cho Sở lao động thương binh xã hội
* Hồ sơ gồm có:
– Văn bản đăng ký thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp
– Biên bản lấy ý kiến của tập thể lao động về thoả ước lao động tập thể.
– Bản thoả ước lao động tập thể
– Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao)
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Nơi nộp hồ sơ: Sở lao động thương binh và xã hội (Tỉnh/thành phố)
* Thời hạn nộp: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.
* Cách thức nộp: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động lập sổ quản lý thỏa ước lao động tập thể.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thỏa ước lao động tập thể, nếu phát hiện thỏa ước lao động tập thể có nội dung trái pháp luật hoặc ký kết không đúng thẩm quyền thì cơ quan quản lý nhà nước có văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, đồng thời gửi cho hai bên ký kết thỏa ước lao động tập thể biết.
2. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn xác nhận việc nhận thỏa ước lao động tập thể hoặc công văn thông báo về việc thỏa ước lao động tập thể có nội dung trái pháp luật.
3. Phí, lệ phí: Không

4. Yêu cầu, điều kiện: Các quy định trong thỏa ước lao động tập thể không trái với pháp luật lao động hiện hành.

5. Xử phạt vi phạt quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể:

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
+ Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể;
+ Không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
+ Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu.

=> Tải toàn bộ Biểu mẫu xây dựng Thỏa ước lao động tập (có hướng dẫn chi tiết)

Share bài viết:

ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN
Xem thêm:
=> Xem thêm dịch vụ Đại lý thuế Tùng Linh Quân: 

 

17 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *