Doanh thu thường được xem là chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Vậy doanh thu là gì, doanh thu được định nghĩa trong Thông tư 200/2014/TT-BTC như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Doanh thu là gì theo Thông tư 200?
Theo Điều 78 Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, đã đưa ra định nghĩa về doanh thu như sau:
Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông.
Theo cách hiểu thông thường, doanh thu là toàn bộ khoản thu có thể được coi là tiền mặt, tài sản thu lại từ quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Doanh thu cũng có thể coi là thu nhập của doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh tế của mình.
Doanh thu được coi là giá trị cốt lõi để giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Nó còn giúp đo lường hiệu quả của các chiến dịch, các hoạt động kinh doanh.
Doanh thu được xác định thông qua toàn bộ số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra thị trường nhân với giá bán của sản phẩm. Nó được xác định, đo lường, tính toán trong một khoảng thời gian xác định như: hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm,…
Doanh thu là khoản thu, được coi là nguồn sống của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có kinh phí để chi trả những chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh như: đầu tư về tư liệu sản xuất, chi trả lương cho cán bộ nhân viên, thuê mặt bằng, nhà xưởng hoạt động,…
Doanh thu cũng có thể được coi là một nguồn vốn được xoay vòng và thúc đẩy quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có doanh thu ổn định, tăng trưởng đều giúp gia tăng dòng vốn. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể mở rộng, tái đầu tư và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Doanh thu cũng góp phần vào việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Doanh thu càng cao chứng tỏ về hiệu quả càng lớn và ngược lại. Thông qua chỉ số doanh thu, nhà quản lý có thể duy trì, điều chỉnh những chiến lược trong kinh doanh để phát huy hiệu quả và thu được lợi nhuận cao.
Có thể nói, doanh thu là mục tiêu của tất cả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng doanh thu lâu dài và bền vững là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp luôn cố gắng, nỗ lực hướng tới.
Bên cạnh đó, doanh thu giúp doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng, xã hội và pháp luật nhà nước, thông qua việc nộp phí, đóng lệ phí và đóng thuế với các cơ quan.
Không chỉ có ý nghĩa với các nhà đầu tư, hay doanh nghiệp, mà doanh thu còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nắm bắt tình hình về kinh tế, xã hội của Nhà nước, chính quyền.
Nhà nước sẽ dựa vào các chỉ số về doanh thu, kết quả kinh doanh để tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đưa ra các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Phân loại doanh thu như thế nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu doanh thu là gì, chúng ta cũng cần hiểu rõ về doanh thu đó đến từ đâu và được phân loại như thế nào. Cùng chúng tôi tìm hiểu các phân loại doanh thu sau đây:
2.1 Doanh thu từ hoạt động bán hàng
Đúng như tên gọi của nó, doanh thu từ hoạt động bán hàng là doanh thu thu được nhờ quá trình bán hàng của doanh nghiệp, quá trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Các sản phẩm, dịch vụ đó có thể do trực tiếp doanh nghiệp sản xuất, phân phối hoặc thông qua quá trình đầu tư sau đó bán ra như: bán ra các bất động sản,…
2.2 Doanh thu từ hoạt động tài chính
Tất cả những khoản thu có được từ hoạt động đầu tư tài chính, hoặc kinh doanh vốn được ghi nhận là doanh thu từ hoạt động tài chính. Những nguồn tiền này đến từ:
- Tiền lãi: lãi cho vay vốn; lãi từ việc đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu; lãi từ tiền gửi ngân hàng; lãi do bán ngoại tệ; lãi từ chênh lệch chuyển nhượng vốn, …
- Tiền lãi sau khi đã đóng thuế được chia cho các cổ đông, hay còn gọi là cổ tức lợi nhuận
- Thu nhập, lợi nhuận có được từ các khoản đầu tư tài chính như chứng khoán
2.3 Doanh thu nội bộ
Doanh thu nội bộ là toàn bộ số tiền thu được từ tiêu thụ nội bộ, thông qua việc cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trong nội bộ, giữa các đơn vị trực thuộc công ty, được tính theo giá bán nội bộ.
Doanh thu từ việc bán hàng cho các đơn vị không trực thuộc công ty, doanh nghiệp, công ty con, công ty mẹ trong cùng tập đoàn không được ghi nhận là doanh thu nội bộ.
2.4 Doanh thu bất thường
Các hoạt động không thường xuyên xảy ra nhưng vẫn đem lại doanh thu thì được ghi nhận là doanh thu bất thường. Các khoản mục đó bao gồm: doanh thu thanh lý, nhượng bán tài sản cơ động, vật tư, hàng hóa dư thừa trong quá trình sản xuất. Nó có thể đến từ các khoản nợ xấu, nợ khó đòi từ lâu đã thu được, các khoản nợ vắng chủ. Đó cũng là số tiền hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
>> Xem thêm: Dịch vụ hiệu quả và tiết kiệm cho Doanh nghiệp
3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu theo quy định hiện hành
Bên cạnh việc hiểu rõ được định nghĩa doanh thu là gì và các phân loại doanh thu, chúng ta cũng cần nắm chắc về những nguyên tắc khi ghi nhận doanh thu trong sổ kế toán để tránh những sai sót. Các nguyên tắc ghi nhận doanh thu đều được ban hành theo pháp luật cụ thể được đề cập đến trong Thông tư 133/2016/TT-BTC, và Thông tư 200/2014/TT-BTC.
3.1 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Việc ghi nhận của doanh thu được quy định cụ thể tại Thông tư 133/2016/TT-BTC, tùy thuộc vào các lĩnh vực sẽ có những nguyên tắc khác nhau.
Với doanh thu bán hàng, doanh thu sẽ được ghi nhận khi doanh nghiệp đã hoàn tất việc chuyển giao lợi ích, rủi ro gắn với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua. Tức là quá trình mua bán, trao đổi đã diễn ra hoàn tất, và hoàng hóa lúc này toàn quyền thuộc sở hữu của người mua mà không có bất kỳ sự trả lại nào.
Với hoạt động cung cấp dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi và chỉ khi doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động cung cấp tới người tiêu dùng những dịch vụ. Doanh thu sẽ được ghi nhận khi đã hoàn thành công việc, hoàn tất việc cung cấp dịch vụ và khách hàng không hoàn trả dịch vụ đã cung cấp.
Ngoài ra có rất nhiều những quy định, nguyên tắc ghi nhận doanh thu khác được đề cập tại Thông tư 133/2016/TT-BTC. Căn cứ vào từng hoạt động kinh tế, từng trường hợp, bối cảnh kinh doanh mà việc ghi nhận doanh thu sẽ được linh động để áp dụng nguyên tắc theo đúng với quy định của Pháp luật, Nhà nước.
3.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu theo Thông tư 200
Theo quy định tại Điều 78, Thông tư 200/2014/TT-BTC, doanh thu được ghi nhận khi phát sinh giao dịch kinh tế, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
Thông tư 200 cũng đề cập đến nhiều giao dịch trong hợp đồng kinh tế, kế toán phải nhận biết và nắm bắt và phân bổ các nghĩa vụ cung ứng trong hoạt động kinh tế để áp dụng những nguyên tắc ghi nhận doanh thu cho phù hợp.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu tại Thông tư 200/2014/TT-BTC cụ thể như sau:
– Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo chương trình dành cho khách hàng truyền thống (điểm 1.6.10 Điều 79)
– Nguyên tắc ghi nhận và xác định doanh thu của hợp đồng xây dựng (điểm 1.6.11 Điều 79)
– Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều kỳ thì việc ghi nhận doanh thu được thực hiện theo nguyên tắc phân bổ số tiền cho thuê nhận trước phù hợp với thời gian cho thuê (điểm 1.6.12 Điều 79)…
Dù doanh thu được ghi nhận theo nguyên tắc nào, kế toán có áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC hay là Thông tư 200/2014/TT-BTC, thì một điều quan trọng nhất đó là toàn bộ quá trình ghi nhận phải được thực hiện trung thực, minh bạch và nghiêm túc.
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:
- Các loại chứng từ kế toán bắt buộc hiện nay
- Nghị định 44/2023/NĐ-CP hướng dẫn giảm thuế giá trị gia tăng từ 01/7/2023
- Doanh nghiệp lưu ý công việc phải làm trong tháng 7/2023
- Chi nhánh phụ thuộc có được xuất hóa đơn không?
- Chi nhánh có phải nộp báo cáo tài chính không?
- Sắp có nhiều thay đổi với 3 loại giấy tờ tùy thân quan trọng
- Người lao động nào được miễn đóng đoàn phí công đoàn?
- Bán cổ phần có phải nộp thuế và xuất hóa đơn không?
- Không làm hoàn thuế thu nhập cá nhân có sao không?
- Các trường hợp hủy hóa đơn điện tử đã phát hành
- Đại lý Thuế Tùng Linh Quân – Cầu nối tin cậy truyền tải pháp luật thuế đến Doanh nghiệp
- Người bán hàng trên Tiktok có phải đóng thuế không?
- Nghị định 12/2023/NĐ-CP ngày 14/4/2023 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất
- Cách thay đổi thông tin đăng ký thuế từ CMND sang CCCD
- Tất cả người lao động sắp có cơ hội nhận lương hưu cao hơn
- Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc 2023 gồm những gì?
- Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8%
- Lập hồ sơ khởi tố doanh nghiệp “bùng” BHXH của người lao động
- Năm 2023 hàng hoá, dịch vụ chịu thuế VAT bao nhiêu?
- 2023 Kế toán lưu ý những chính sách mới về thuế
- Hướng dẫn khai nộp thuế khoán cho hộ, cá nhân kinh doanh năm 2023
- Những ưu đãi mới nhất khi thành lập doanh nghiệp
- Người lao động xin nghỉ thêm khi hết thai sản?
-
Dịch vụ thành lập công ty – 900.000 đồng
- Cách Hạch Toán Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý
- Cách Hạch Toán Vay Vốn Ngân Hàng
- Cách hạch toán tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 200
- Các khoản trợ cấp BHXH tăng Từ 1/7/2023
- Tiền làm tăng ca có bị tính thuế thu nhập cá nhân không?
- Quy định tuổi nghỉ hưu từ năm 2022 của nam và nữ
- Phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu
- Phân tích Nghị định 91/2022: Nhiều thay đổi về quản lý thuế
- Hướng dẫn kê khai thuế chi nhánh hạch toán phụ thuộc và độc lập
- Doanh nghiệp cần biết và thực hiện công việc về lao động – bảo hiểm