Khi tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp đã hết khấu hao sử dụng thì doanh nghiệp cần phải tiến hành thanh lý tài sản. Cùng Đại lý thuế Tùng Linh Quân tìm hiểu về cách hạch toán thanh lý tài sản cố định hiện nay.
1. Quy định về việc thanh lý TSCĐ
Theo điểm 3.2 khoản 3 điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:
“Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
– Khi có TSCĐ thanh lý: Doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định.
-> Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.
=> Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,… kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.”
Theo khoản 1 điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 điều 32 Thông tư 133/2016/TT-BTCC quy định:
đ) Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao.
Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định.
– Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác.
Lưu ý:
– Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.
2. Thủ tục thanh lý tài sản cố định
Tài sản thanh lý là những tài sản cố định đã hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có tài sản cố định thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý. Theo đó hội đồng thanh lý TSCĐ sẽ có nhiệm vụ tổ chức việc thanh lý TSCĐ theo đúng như trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập biên bản thanh lý tài sản cố định như mẫu quy định.
Khi tiến hành làm thanh lý TSCĐ, doanh nghiệp cần phải tuân thủ thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Dựa vào kết quả kiểm kê TSCĐ, lập giấy tờ trình lên thủ trưởng đơn vị phê duyệt danh mục các tài sản cần thanh lý theo mẫu quy định.
- Bước 2: Tiến hành quyết định thanh lý tài sản do thủ trưởng đơn vị làm quyết định này để thành lập hội đồng kiểm kê và đánh giá lại tài sản.
- Bước 3: Doanh nghiệp thành lập hội đồng thanh lý và kiểm kê, đánh giá các tài sản của doanh nghiệp.
- Bước 4: Thực hiện thanh lý theo hội đồng thanh lý, quản lý tài sản trình thủ trưởng đơn vị quyết định hình thức xử phạt kiểm tra các tài sản, bán hoặc hủy tài sản.
- Bước 5: Tiến hành tổng hợp, xử lý và thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Hội đồng thanh lý TSCĐ sẽ tiến hành lập bản thanh lý đem giao cho bộ phận kế toán ghi giảm phần TSCĐ theo quy định của nhà nước.
Lưu ý: Doanh nghiệp bạn đang áp dụng chế độ kế toán nào thì phải chọn đúng mẫu theo Thông tư đó nhé.
Căn cứ các quy định nêu trên, khi DN thanh lý TSCĐ cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ sau:
– Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
– Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
– Quyết định Thanh lý TSCĐ.
– Biên bản kiêm kê tài sản cố định
– Biên bản đánh giá lại TSCĐ
– Biên bản thanh lý TSCĐ
– Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.
– Hóa đơn bán TSCĐ
– Biên bản giao nhận TSCĐ
– Biên bản hủy tài sản cố định
– Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.
Chú ý: Khi thanh lý tài sản cố định thì các bạn phải xuất hóa đơn nhé.
- Tải mẫu Biên bản kiêm kê;Biên bản đánh giá lại TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản giao nhận TSCĐ theo Thông tư 133:
TẢI VỀ - Tải mẫu Tải mẫu Biên bản kiêm kê;Biên bản đánh giá lại TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản giao nhận TSCĐ theo Thông tư 200:
TẢI VỀ
3. Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định
Hạch toán thanh lý tài sản cố định theo tài khoản TT133, TT200 căn cứ vào mục đích sử dụng, được chia làm 3 trường hợp đó là”
- Thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Thanh lý TSCĐ dùng trong nội bộ, dự án.
- Thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi.
Hạch toán thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
Căn cứ vào chứng từ cụ thể, kế toán sẽ phản ánh các khoản thu nhập về thanh lý TSCĐ:
Nợ TK 111, 112, 131,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ
Có TK 711: Trị giá thanh lý TSCĐ chưa có thuế GTGT
Có TK 33311: Tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý tài sản”
Nợ TK 811: Trị giá chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý TSCĐ
Có các TK 111, 112,….: Tổng trị giá thanh toán chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý TSCĐ.
Đồng thời ghi giảm nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
Nợ TK 214: Trị giá hao mòn TSCĐ hữu hình
Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình thanh lý
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình thanh lý.
Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định theo TT133, TT200 Hạch toán thanh lý tài sản cố định dùng trong nội bộ, dự án.
Hạch toán thanh lý TSCĐ dùng trong nội bộ, dự án
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán ghi giảm TSCĐ đã thanh lý:
Nợ TK 466 (theo tt200): Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý
Nợ TK 214: Trị giá đã hao mòn của TSCĐ thanh lý
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ thanh lý.
Phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ
Có TK 466 (theo tt200): Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 3331 : Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).
Phản ánh số chi về thanh lý tài sản, ghi:
Nợ TK 466 (theo tt200): Tổng trị giá đã chi khi thanh lý TSCĐ
Có TK 111, 112 …: Tổng trị giá đã chi thanh lý TSCĐ.
Hạch toán thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi
Tài sản cố định được sử dụng trong các hoạt động văn hóa, phúc lợi người lao động của doanh nghiệp khi thanh lý sẽ được hạch toán như sau:
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán ghi giảm TSCĐ nhượng bán:
Nợ TK 3533: Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý
Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn của TSCĐ thanh lý
Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ thanh lý.
Kế toán phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ:
Nợ TK 111, 112,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ
Có TK 3532: Quỹ phúc lợi
Có TK 3331: Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).
Phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ:
Nợ TK 3532: Tổng trị giá đã chi khi thanh lý TSCĐ.
Có các TK 111, 112,…: Tổng trị giá đã chi khi thanh lý TSCĐ.
Phá dỡ TSCĐ cũng được xử lý như thanh lý TSCĐ:
Theo khoản 1 điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC
“Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.”
Cách hạch toán khi phá dỡ TSCĐ, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN
- Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
- Chi nhánh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
- Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555
- Email:[email protected]
- Web: https://tunglinhquan.com
- FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan
Xem thêm:
- MỨC THUẾ SUẤT TÍNH THUẾ GTGT THEO TỪNG NGÀNH NGHỀ
- Các sản phẩm dịch vụ chịu thuế GTGT 5%
- Cách kê khai hóa đơn Không chịu thuế GTGT
- Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng hiện nay
- Các sản phẩm dịch vụ không chịu thuế Giá trị gia tăng
- Mẫu Phụ lục mới đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Các sản phẩm dịch vụ không chịu thuế Giá trị gia tăng
- Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng
- Các khoản thu nhập miễn thuế TNDN
- Cách xác định lãi lỗ và chuyển lỗ thuế TNDN
- Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 2020
- Cách xác định doanh thu để tính thuế TNDN
- Lưu ý về thuế khi chuyển nhượng vốn
- Danh sách Đại lý thuế mới nhất tại Đà Nẵng
- Tải mẫu ngân hàng đăng ký nộp thuế điện tử
- Áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới từ tháng 07/2020
- DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÀ NẴNG
- Thành lập công ty chuyên nghiệp tại Đà Nẵng
- Thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Đà Nẵng
- Thành lập công ty giá ưu đãi tại Đà Nẵng
- Dịch vụ tư vấn thuế
- Tư vấn pháp luật về thuế tại Đà Nẵng
- Dịch vụ chữ ký số Đà Nẵng
- CHÚNG TÔI LÀ ĐẠI LÝ THUẾ
- Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
- Dịch vụ đăng ký BHXH Đà Nẵng
- Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Đà Nẵng
- Đào tạo kế toán tại Đà Nẵng
- Dịch vụ hóa đơn điện tử Đà Nẵng
- Dịch vụ chữ ký số Đà Nẵng
- Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại Đà Nẵng
- Dịch vụ kế toán thuế tại Đà Nẵng
[…] Hướng dẫn hạch toán thanh lý tài sản cố định […]
[…] Hướng dẫn hạch toán thanh lý tài sản cố định […]
[…] Hướng dẫn hạch toán thanh lý tài sản cố định […]
[…] Hướng dẫn hạch toán thanh lý tài sản cố định […]
[…] Hướng dẫn hạch toán thanh lý tài sản cố định […]
[…] Hướng dẫn hạch toán thanh lý tài sản cố định […]
[…] Mức phạt khi không đăng ký địa điểm kinh doanh […]