Cơ quan thuế có được kiểm kê hàng hóa trong kho không?

Cơ quan thuế có được kiểm kê hàng hóa trong kho không là vấn đề được nhiều kế toán quan tâm thời gian gần đây. Cùng theo dõi câu trả lời dưới đây
1. Cơ quan thuế có được kiểm kê hàng hóa trong kho không?
Thanh tra thuế có quyền kiểm kê tài sản để đối chiếu giữa sổ sách, chứng từ kế toán với thực tế. Cụ thể, theo điểm e khoản 2.2 mục 2 Quyết định số 1404/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế ngày 28/7/2015 quy định:
e) Trong quá trình thực hiện quyết định thanh tra, đoàn thanh tra thấy cần thiết phải kiểm kê tài sản để đối chiếu giữa sổ sách, chứng từ kế toán với thực tế thì Trưởng đoàn thanh tra có quyền quyết định kiểm kê tài sản trong phạm vi nội dung của Quyết định thanh tra thuế. Việc kiểm kê phải ra Quyết định kiểm kê theo mẫu (số 16/KTTT ban hành theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính) và lập Biên bản ghi rõ thành phần tham dự, địa điểm tiến hành, tên, số lượng, tình trạng tài sản theo mẫu (số 17/KTTT ban hành theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính).

Đồng thời, điểm đ khoản 1 Điều 117 Luật Quản lý thuế năm 2019 cũng quy định rõ, Trưởng đoàn thanh tra thuế có quyền quyết định kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra.

Như vậy, thanh tra thuế có quyền kiểm kê hàng hóa trong kho hàng của doanh nghiệp.

2. Các trường hợp thanh tra thuế tại doanh nghiệp
Theo Điều 113 Luật Quản lý thuế 2019 thanh tra thuế được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

– Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

– Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.

– Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.

– Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.

>> Xem thêm: DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH, QUYẾT TOÁN THUẾ TRỌN GÓI

3. Quy trình thanh tra thuế tại doanh nghiệp mới nhất
Theo Quyết định số 1404/QĐ-TCT năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 2605/QĐ-TCT năm 2016, quy trình thanh tra thuế gồm các bước sau:
Bước 1: Thu thập tài liệu và xác định nội dung thanh tra

– Lãnh đạo Bộ phận thanh tra theo kế hoạch thanh tra năm phân công công chức thanh tra để thu thập tài liệu và xác định nội dung thanh tra.

Bước 2: Ban hành Quyết định thanh tra

Dựa trên kết quả xác định nội dung thanh tra, Lãnh đạo Bộ phận thanh tra dự kiến lập đoàn thanh tra và trình Lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt Quyết định thanh tra.

Bước 3: Thông báo về việc công bố Quyết định thanh tra thuế

Sau khi quyết định thanh tra được ban hành, Trưởng đoàn thanh tra phải thông báo qua điện thoại/mail/văn bản cho đại diện người nộp thuế về kế hoạch công bố quyết định thanh tra gồm: thời gian, thành phần tham dự công bố quyết định thanh tra.

Bước 4: Tiến hành thanh tra

– Công bố quyết định thanh tra: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra cho người nộp thuế, trừ trường hợp được chấp nhận bãi bỏ quyết định thanh tra hoặc hoãn thanh tra.

– Thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế:
  • Yêu cầu người nộp thuế cung cấp hồ sơ và tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra như sổ kế toán, chứng từ kế toán, và thuyết minh báo cáo tài chính. Không yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin và tài liệu đã nộp cho cơ quan thuế trước đây.
  • Đoàn thanh tra xem xét và đối chiếu tài liệu của người nộp thuế với tài liệu tại cơ quan thuế, kiểm tra số liệu ghi chép, báo cáo, và sổ sách để xác định việc tuân thủ pháp luật thuế.
  • Trong trường hợp cần giải trình hoặc làm rõ, đoàn thanh tra yêu cầu người nộp thuế cung cấp giải trình bằng văn bản hoặc thông qua cuộc đối thoại và chất vấn.
  • Nếu cần kiểm kê tài sản, đoàn thanh tra có quyền quyết định việc kiểm kê và lập biên bản kiểm kê.
  • Trường hợp tạm giữ tiền, đồ vật, hoặc giấy phép, đoàn thanh tra thực hiện các thủ tục tạm giữ theo quy định.

– Báo cáo tiến độ thanh tra: Chậm nhất là 10 ngày/lần/theo yêu cầu đột xuất của Lãnh đạo cơ quan thuế, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra, để báo cáo Lãnh đạo cơ quan thuế về tiến độ thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra.

– Lập biên bản thanh tra: Kết thúc thanh tra, Đoàn thanh tra phải lập dự thảo Biên bản thanh tra căn cứ vào kết quả tại các Biên bản xác nhận số liệu của thành viên đoàn thanh tra và các Biên bản thanh tra tại đơn vị thành viên (nếu có).

Bước 5: Kết thúc thanh tra

– Báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra.

– Kết luận thanh tra, công khai kết luận thanh tra và lưu hành kết luận thanh tra.

Share bài viết:

 

Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:

📍Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
📍 Dịch vụ HOÀN THUẾ
📍 Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
📍 Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
📍 Dịch vụ kế toán FDI
📍 Dịch vụ kiểm toán
📍 Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
📍 Cung cấp phần mềm kế toán.
📍 Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…

⏳THÔNG TIN LIÊN HỆ:
🏦CÔNG TY TNHH DV KẾ TOÁN VÀ TV THUẾ TÙNG LINH QUÂN
🏠 Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
🏠 Chi nhánh Sài Gòn: 48/42D Hồ Biểu Chánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
🏠 Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, tổ dân phố 1, P. Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh
📞 Điện thoại: 02363.642.044 – 0905.171.555

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *