Hộ kinh doanh được sử dụng bao nhiêu lao động ?

Hộ kinh doanh cá thể có bị giới hạn số lượng người lao động không ? Số lượng người lao động tối đa được sử dụng là bao nhiêu người ? Mức thuế, cách tính thuế theo quy định hiện nay áp dụng như thế nào ? Các vấn đề trên sẽ được Đại lý thuế Tùng Linh Quân chia sẻ cụ thể:
I. Hộ kinh doanh được sử dụng tối đa bao nhiêu lao động ?

Điều 66. Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định

=> Như vậy, theo quy định trên thì một hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động, trường hợp hộ kinh doanh của anh sử dụng trên mười lao động sẽ phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 điều 66 Nghị định này.

Nếu thường xuyên sử dụng trên mười lao động mà không thành lập doanh nghiệp, vẫn giữ mô hình Hộ kinh doanh thì bạn sẽ bị phạt tiền đến 5 triệu đồng và hình phạt bổ sung là buộc phải thành lập doanh nghiệp – theo quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP:

Điều 41. Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;

c) Thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

b) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm tại Điểm c Khoản 1 Điều này;

II. Mức phạt đối với hộ kinh doanh khi xuất chậm, viết sai hóa đơn ?
1. Phân biệt hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT- BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về vấn đề hóa đơn bán hàng cung ứng dịch vụ ,có hai loại hóa đơn bao gồm:

Hóa đơn giá trị gia tăng là một loại hóa đơn dùng cho các tổ chức khai thuế và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động như: bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ trong khu vực nội địa; hoạt động vận tải quốc tế; xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được xem như xuất khẩu. Trên hóa đơn đỏ sẽ ghi các thông tin như tên; địa chỉ hay mã số thuế của hai bên bán và mua; liệt kê danh mục hàng hóa; ngày thực hiện giao dịch; tổng giá trị hàng hóa dịch vụ; giá trị tính thuế; thuế suất và số tiền thuế phải trả.

Hóa đơn bán hàng được sử dụng cho tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.

2. Hộ kinh doanh có cần sử dụng hóa đơn ?

Theo Điều 13 Thông tư 39/2014/TT-BTC:

của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống là đối tượng không chịu thuế GTGT.

Như vậy, Khi có nhu cầu sử dụng hóa đơn, hộ kinh doanh đề nghị thuế cấp hóa đơn quyển hoặc hóa đơn lẻ để cung cấp cho khách hàng. Nếu xét thấy hộ kinh doanh không nằm trong trường hợp thuế không cấp hóa đơn thì thế sẽ làm thủ tục để cấp hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể.

3. Các loại thuế, thời hạn đóng và mức đóng

Hộ kinh doanh cá thể chịu 3 loại thuế:

3.1 Thuế môn bài:

Mức nộp thuế môn bài của hộ kinh doanh quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP về mức đóng lệ phí môn bài được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC

Kỳ tính thuế môn bài theo năm và thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 302/2016/TT-BTC:

Khai lệ phí môn bài

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán không phải khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu về tổng doanh thu của cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình để xác định mức thu lệ phí môn bài đối với từng địa điểm sản xuất, kinh doanh.

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình cho thuê bất động sản khai lệ phí môn bài một lần theo từng hợp đồng cho thuê bất động sản. Trường hợp hợp đồng cho thuê bất động sản kéo dài trong nhiều năm thì nộp lệ phí môn bài theo từng năm tương ứng với số năm cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân một lần đối với hợp đồng cho thuê bất động sản kéo dài trong nhiều năm thì nộp mức lệ phí môn bài của một năm.

Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh không trực tiếp khai, nộp thuế với cơ quan thuế mà có tổ chức khai và nộp thay thuế thì tổ chức có trách nhiệm nộp thuế thay có trách nhiệm nộp thay lệ phí môn bài của cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh khi cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình này chưa nộp.

Nộp lệ phí môn bài

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01hàng năm.

Trường hợp người nộp lệ phí môn bài là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình mới ra sản xuất, kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng có phát sinh nghĩa vụ khai thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

>> Xem chi tiết: Thuế môn bài năm 2021

3.2 Thời hạn nộp thuế GTGT của hộ kinh doanh:

Thời hạn nộp thuế GTGT của hộ kinh doanh căn cứ theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Thông tư 92/2015/TT-BTC:

Nguyên tắc khai thuế : Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế khoán một năm một lần tại Chi cục Thuế nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh và không phải quyết toán thuế. Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn theo quý.
Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, không xác định được doanh thu kinh doanh thì cá nhân ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay theo phương pháp khoán. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.

Hồ sơ khai thuế : Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 của hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán.

Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán cụ thể như sau:

– Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế đối với doanh thu khoán theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.

– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì cá nhân khai doanh thu theo hóa đơn vào Báo cáo sử dụng hóa đơn theo mẫu số 01/BC-SDHĐ-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này và không phải lập, nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.

– Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay thì tổ chức khai thuế thay theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD kèm theo Phụ lục mẫu số 01/BC-SDHĐ-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này và bản chụp hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng).

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước năm tính thuế.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán mới ra kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ mười (10) kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn chậm nhất là ngày thứ ba mươi (30) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn bán lẻ theo từng số thì thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu trên hóa đơn là thời điểm khai thuế theo từng lần phát sinh.

Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh gồm:

– Tờ khai theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.

– Bản chụp hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

– Bản chụp biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;

– Bản chụp tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất; …

– Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay thì tổ chức khai thuế thay theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD kèm theo Phụ lục mẫu số 01-1/BK-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này và bản chụp hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng).

Nơi nộp hồ sơ khai thuế : Cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú). Cá nhân kinh doanh buôn chuyến thì nơi nộp hồ sơ khai thuế là nơi cá nhân đăng ký kinh doanh. Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay thì tổ chức nộp hồ sơ khai thuế thay tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế : Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh doanh thu tính thuế.

4. Mức phạt chậm nộp thuế
4.1 Trường hợp không phát sinh thu nhập tính thuế

Mức phạt đối với hành vi không kê thai thuế quy định tại khoản 6 Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC :

Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.

b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.

c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).

d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

Trường hợp hộ kinh doanh không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. Như vậy số tiền nộp phạt của bạn sẽ giao động từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm của bạn.

4.2 Trường hợp phát sinh thu nhập tính thuế

Trường hợp doanh nghiệp của bạn phát sinh thu nhập tính thuế thì việc xử lý vi phạm sẽ là xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế tiền phạt theo quy định tại Điều 41 Thông tư 166/2013/TT-BTC

Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế. Đối với trường hợp khai thiếu thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thì áp dụng tính tiền chậm nộp tiền thuế theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu tính cho thời gian chậm nộp. Trường hợp, quá thời hạn 90 ngày, kể từ ngày người nộp thuế phải nộp tiền thuế truy thu vào ngân sách nhà nước theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt hoặc quyết định xử lý truy thu thuế mà người nộp thuế chưa nộp thì người nộp thuế bị tính tiền chậm nộp tiền thuế theo mức 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Xử lý đối với việc chậm nộp tiền phạt

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt, chậm nộp tiền phạt so với thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế quy định tại Điều 33 Thông tư này thì phải nộp đủ số tiền phạt và tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời gian xem xét, quyết định miễn, giảm phần còn lại tiền phạt hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần; cá nhân vi phạm hành chính thuế được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến ngày liền kề trước ngày cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

> Xem thêm: Thay đổi đối tượng được phép thành lập hộ kinh doanh 2021 

III. Hộ kinh doanh có doanh thu thấp có nghĩa vụ đóng thuế ?

Thứ nhất, về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 1. Người nộp thuế

1. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:

a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

b) Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

c) Hợp tác kinh doanh với tổ chức.

d) Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

2. Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.”

Thứ 2, Về lệ phí môn bài

Điều 3 Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài

Điều 3. Miễn lệ phí môn bài

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài. Riêng các trường hợp miễn lệ phí môn bài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP xác định như sau:

1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm kinh doanh cố định.

Kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm kinh doanh cố định thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình không có địa điểm kinh doanh cố định hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả trường hợp cá nhân là xã viên hợp tác xã và hợp tác xã đã nộp lệ phí môn bài theo quy định đối với hợp tác xã; cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán đúng giá thực hiện khấu trừ thuế tại nguồn; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Vậy nếu doanh thu từ việc bán giày, dép của gia đình bạn mà từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị giă tăng và lệ phí môn bài. Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

> Xem thêm:  DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÀ NẴNG

Share bài viết:

ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN

Xem thêm:

2 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *