Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quý

Thuế thu nhập cá nhân được áp dụng đối với người có thu nhập cao. Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quý có khác gì cách tính theo tháng hay không? Đại lý thuế Tùng Linh Quân xin chia sẻ bài viết dưới đây để Quý doanh nghiệp hiểu rõ:

Lưu ý: Quy định trong bài viết dưới đây áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động trên 03 tháng.

1. Thu nhập chịu thuế gồm những loại nào?

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ 11 khoản phụ cấp, trợ cấp.

– Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

– Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức.

– Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ một số khoản tiền thưởng.

Xem chi tiết tại: Toàn bộ các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân 2020

Việc xác định thu nhập nào là tiền lương, tiền công rất quan trọng, vì phương pháp tính thuế áp dụng đối với cá nhân ký hợp đồng lao động trên 03 tháng sẽ tính theo biểu lũy tiến từng phần (gồm 07 bậc thuế với 07 mức thuế suất tương ứng – thu nhập càng cao thì thuế suất càng lớn).

2. Các khoản thu nhập được miễn thuế

Theo điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công được miễn thuế là khoản thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động, cụ thể như sau:

– Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

– Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.

Ngoài các khoản được miễn thuế từ tiền lương, tiền công trên, người lao động nếu có các khoản thu nhập sau thì sẽ không bị tính thuế như: Tiền ăn trưa, ăn giữa ca, tiền điện thoại…

Xem tại: Các khoản thu nhập không tính thuế thu nhập cá nhân. 

3. Mức lương bao nhiêu thì phải nộp thuế?

Căn cứ vào quy định giảm trừ gia cảnh tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người lao động chỉ phải nộp thuế khi có thu nhập chịu thuế > 09 triệu đồng/tháng, nếu không có người phụ thuộc (thêm 01 người phụ thuộc thì được giảm trừ gia cảnh với mức 3,6 triệu đồng/tháng, khi đó chỉ phải nộp thuế khi có thu nhập chịu thuế > 12,6 triệu đồng/tháng).

4. Tính thuế theo lũy tiến từng phần
4.1. Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân

Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

– Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ sau:

+ Các khoản giảm trừ gia cảnh (giảm trừ cho bản thân 09 triệu đồng/tháng, giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng).

+ Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện (bảo hiểm bắt buộc gồm: Bảo hiểm xã hội 8%, bảo hiểm y tế 1,5%, bảo hiểm thất nghiệp 1%).

+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (phải có hóa đơn,…).

Trong đó, để tính được thu nhập chịu thuế thì lấy tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng trừ (-) đi các khoản được miễn ở phần trên.

4.2. Thuế suất biểu lũy tiến từng phần

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Xem cách tính chi tiết tại đây: Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2020

* Phương pháp tính thuế rút gọn

Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế/tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT (thu nhập tính thuế)

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT – 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT – 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT – 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT – 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT – 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT – 9,85 trđ

Ví dụ: Ông C nhận lương tháng 02/2020 từ Công ty A là 20 triệu đồng, trước khi trả lương thì công ty đã trích nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc cho ông C với mức như sau: 8% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế, 1% bảo hiểm thất nghiệp. Ông C không có người phụ thuộc, trong tháng ông C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học và không được miễn khoản thu nhập nào như tiền ăn, tiền điện thoại,…

Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông C được tính như sau:

– Thu nhập chịu thuế của ông C là 20 triệu đồng.

– Ông C được giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 09 triệu đồng.

– Thu nhập tính thuế của ông C là: 20 – 09 = 11 triệu đồng.

– Số thuế phải nộp được tính theo cách như sau:

Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của biểu lũy tiến từng phần

+ Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 05 triệu đồng, thuế suất 5%:

05 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng.

+ Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:

(10 triệu đồng – 05 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng.

+ Bậc 3: Thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:

(11 triệu đồng – 10 triệu đồng) × 15% = 0,15 triệu đồng.

– Tổng số thuế ông C phải tạm nộp trong tháng 02/2020 là:

0,25 + 0,5 + 0,15 = 0,9 triệu đồng (900,000 đồng).

Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn

Thu nhập tính thuế trong tháng 02/2020 của ông C là 11 triệu đồng, thu nhập tính thuế thuộc bậc 3. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

11 triệu đồng × 15% – 0,75 triệu đồng = 0,9 triệu đồng (900,000 đồng).

Kết luận: Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quý giống cách tính thuế theo tháng, tính từng tháng rồi cộng với nhau sẽ có số thuế phải nộp theo quý. Để biết số thuế phải nộp là bao nhiêu, người lao động có thể tự tính từng bước theo cách trên.

Nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2020 ở đâu?

Xem thêm:

CÔNG TY TNHH DV KẾ TOÁN VÀ TV THUẾ TÙNG LINH QUÂN

Địa chỉ: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555

Email:[email protected]

Web: https://tunglinhquan.com

FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan

3 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *