Các biểu mẫu: đơn xin gia nhập Công đoàn, danh sách CNLĐ xin gia nhập Công đoàn, danh sách CNLĐ trong doanh nghiệp, công văn thành lập Công đoàn cơ sở, danh sách trích ngang BCH CĐCS lâm thời: Tải biểu mẫu Thành Lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
-
Các văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn về Công đoàn:
- Luật Công đoàn số: 12/2012/QH13, ngày 20/06/2012, Ngày hiệu lực: 01/01/2013. Quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; chức năng, quyền, trách nhiệm của Công đoàn; quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao dộng đối với Công đoàn; bảo đảm hoạt động của Công đoàn; giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn.
- Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 ban hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII (Ngày banh hành: 03/02/2020, Ngày hiệu lực: 03/02/2020.
- Hướng dẫn 03/HĐ-TLĐ năm 2020 về thi hành điều lệ Công đoàn Việt Nam do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành ngày 02/02/2020, Ngày hiệu lực: 20/02/2020
-
Điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở:
- Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam. Theo khoản 1, điều 13 của Quyết định 174/QD/-TLĐ 2020 ban hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
>> Tải toàn bộ hồ sơ Thành lập công đoàn mới nhất: Biểu mẫu Thành Lập Công đoàn cơ sở
-
Trình tự và thủ tục thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở:
- Thực hiện theo điều 14 của Quyết định 174/QD-TLĐ và Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:
Bước 1: Thành lập Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở
- Ban vận động thực hiện tuyên truyền, vận động, tiếp nhận đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động, thực hiện dẫn dắt và đứng ra tiến hành, chủ trì những công việc có liên quan cho đến khi Ban chấp hành công đoàn được bầu.
- Trong quá trình ban vận động, cá thành viên ban vận động cử trưởng ban vận động và liên hệ công đoàn cấp trên gần nhất để được hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ..
- Khi có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở và đăng ký với công đoàn cấp trên để xem xét, công nhận công đoàn cơ sở.
Bước 2: Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở:
-
Thành phần dự đại hội gồm:
Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.
Người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động đã là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Đại diện công đoàn cấp trên, người sử dụng lao động và các thành phần khác (nếu có) cùng dự, chứng kiến đại hội thành lập công đoàn cơ sở
-
Việc tổ chức điều hành đại hội thành lập công đoàn cơ sở do ban vận động thực hiện; có thể mời thêm đoàn viên, người lao động ngoài ban vận động, có kinh nghiệm, uy tín tham gia điều hành hoặc làm thư ký đại hội.
-
Nội dung đại hội thành lập công đoàn cơ sở gồm:
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và công tác chuẩn bị tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.
Công bố danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
Tuyên bố thành lập cộng đoàn cơ sở.
Đại diện công đoàn cấp trên phátt biểu (nếu có).
Người sử dụng lao động phát biểu (nếu có).
Bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Thông qua kế hoạch hoạt động của công đoàn cở sở.
- Việc bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín ( theo Mục 8 của Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020). Phiếu bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở gốc trái, phía trên phiếu bầu.
- Những nơi do điều kiện sản xuất, kinh doanh, không thể triệu tập toàn thể người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn dự đại hội thành lập công đoàn cơ sở thì ban vận động tổ chức lấy phiếu giới thiệu nhân sự và phát phiếu bầu cử ban chấp hành, chủ tịch công đoàn cơ sở cho đoàn viên tại các phòng, ban, tổ, đội, phân xưởng, nhóm công việc, đồng thời thực hiện công tác kiểm phiếu theo quy định và công bố kết quả bầu cử để toàn thể đoàn viên được biết.
Kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, ban vận động bàn giao toàn bộ hồ sơ đại hội cho ban chấp hành hoặc đồng chí chủ tịch mới được bầu, gồm cả danh sách ban vận động để lưu hồ sơ, tài liệu thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
Ban vận động chấm dứt nhiệm vụ sau khi tổ chức thành công đại hội thành lập công đoàn cơ sở.
Bước 3: Đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và kết quả bầu cử Chủ tịch công đoàn cơ sở sau đại hội thành lập thực hiện các trách nhiệm:
- Tổ chức họp ban chấp hành công đoàn cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội thành lập để bầu ban thường vụ, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra, và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn (nếu đủ điều kiện). Quá trình chuẩn bị cần liên hệ công đoàn cấp trên để được hướng dẫn.
- Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội, ban chấp hành phải lập hồ sơ đề nghị công đoàn cấp trên xem xét, công nhận, gồm có:
>> Tải toàn bộ hồ sơ Thành lập công đoàn mới nhất: Biểu mẫu Thành Lập Công đoàn cơ sở
+ Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và kết quả bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra và các chức danh của ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn
+ Danh sách đoàn viên và đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
+ Danh sách trích ngang lý lịch ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở.
+ Biên bản đại hội thành lập công đoàn cơ sở.
+Biên bản kiểm phiếu bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở và biên bản bầu cử tại hội nghị ban chấp hành (nếu có).
Khi được công đoàn cấp trên công nhận, ban chấp hành công đoàn cơ sở thực hiện các thủ tục khắc dấu; đồng thời triển khai tổ chức các hoạt động theo quy định Điều lệ cà Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; hướng dẫn của công đoàn cấp trên và kế hoạch hoạt động đã được thống nhất tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
Bước 4: Chờ xét duyệt của công đoàn cấp trên trên trực tiếp cơ sở trong việc thành lập công đoàn cơ sở:Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có trách nhiệm:
- Thẩm định quá trình thành lập công đoàn cơ sở đảm bảo tính tự nguyện, khách quan; việc bầu cử tại đại hội thành lập và bầu cử tại hội nghị ban chấp hành theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Trường hợp công đoàn cơ sở thành lập đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì ban hành quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở ( nghiệp đoàn cơ sở), ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành theo quy định.
- Trường hợp không đủ diều kiện công nhận đoàn viên hoặc công đoàn cơ sở hoặc các chức danh được bầu, công đoàn cấp trên thông báo bằng vaen bản để tập thể người lao động được biết; đồng thời hướng dẫn thực hiện đúng quy trình, thủ tục để được công nhận,hoặc tiếp tục tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn Việt Nam trên trực tiếp cơ sở gồm:
- Liên đoàn lao động huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Công đoàn ngành địa phương;
- Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao
- Công đoàn tổng công ty;
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
-
một vài câu hỏi mà bạn có thể quan tâm:
Câu 1 : Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn không?Theo điều 6 Luật công đoàn quy định nguyên tắc tổ chức hoạt động công đoàn như sau:
- Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối , chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước.”
Như vậy, việc thành lập tổ chức Công đoàn trên cơ sở tự nguyện, mang tính khuyến khích,đây không phải nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Câu 2: Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam là những ai?Người Việt Nam làm cộng hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của Pháp luật Việt Nam, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tròn các đơn vị xí nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội cấp xã.
- Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đsị diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
- Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức, nếu có nguyện vọng, được gia nhập công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.
- Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lí phần vốn Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lí trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 3: Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam
- Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
- Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
- Hiệu trưởng viện trưởng ; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc kí hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
- Xã viên trong các trường hợp tác xã nông nghiệp;
- Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;
Câu 4: Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam như thế nào?
- Người gia nhập công đoàn phải tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam, đơn phải có chữ ký của người viết đơn ( bao gồm chữ ký điện tử). Trường hợp đơn của tập thể người lao động phải có chữ ký của từng người lao động.
- Nơi đã có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở( sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở), ban chấp hành công đoàn cơ sở nhận đơn, xem xét, quyết định kết nạp và tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.
+ Trong buổi lể có thể cùng lúc kết nạp nhiều đoàn viên; những người được kết nạp phải có mặt tại buổi lễ ( trừ trường hợp vắng có lí do chính đáng), công đoàn cơ sở công bố quyết định kết nạp đoàn viên, trao quyết định và trao thẻ cho đoàn viên công đoàn( nếu có)
+ Những đơn vị có đông đoàn viên, ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể ủy quyền cho công đoàn cơ sở thành viên hoặc công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận( gọi chung là công đoàn bộ phận), tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn( gọi chung là tổ công đoàn) trực thuộc tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.
-
Nơi chưa có công đoàn cơ sở
+ Người lao động nộp đơn xin gia nhập công đoàn cho công đoàn cấp trên nơi gần nhất hoặc ban vận động thành lập công đoàn cơ sở (nếu có).
+ Trường hợp nộp đơn cho công đoàn cấp trên cơ sở: trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nộp đơn, công đoàn cấp trên phải xem xét, quyết định việc kết nạp hoặc không kết nạp đoàn viên và giới thiệu nơi sinh hoạt cho đoàn viên khi có quyết định kết nạp.
+ Trường hợp người lao động nộp đơn cho ban vận động: trong thời gian 15 ngày, kể từ khi nộp đơn, nếu nơi người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn, chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở thì người lao động có quyền chuyển đơn lên công đoàn cấp trên xem xét, quyết định kết nạp đoàn viên và được giới thiệu sinh hoạt tại công đoàn cơ sở gần nơi đoàn viên đang làm việc nhất, cho đến khi công đoàn cơ sơ tại nơi đoàn viên được thành lập.
+ Trường hợp có đủ người lao động liên kết thành lập công đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở và đề nghị công đoàn cấp trên công nhận theo quy định tại Mục 12.1 và 12.2 của Hướng dẫn 03/HD-TLĐ NĂM 2020.
Câu 5: Nhiệm vụ, quyền hạn công đoàn cơ sở là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn công đoàn cơ sở doanh nghiệp
- Tuyên truyền vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và nội quy, quy chế của doanh nghiệp, tích cực học tập rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đại diện tập thể lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; phối hợp người sử dụng lao động hoặc đại diện người lao động sử dụng thực hiện quy chế dân chủ, mở hội nghị người lao động, xây dựng và ký kết quy chế phối hợp hoạt động, hướn dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Đại diện cho tập thể lao động tham gia giải quyết các tranh chấp lao động, thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở, tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
- Tập hợp giải quyết tâm tư, nguyện vọng hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động; tổ chức đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phát triển sản xuất, kinh doanh, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; vận động người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạ xã hội.
- Giám sát việc thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động và công đoàn; tham gia các hội đồng của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp, tham gia xây dựng bảng lương, các nội quy, quy chế có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động; tổ chức, quản lí mạng lưới an toàn, vệ sinh viên và giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động trong doanh nghiệp.
- Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững manhjvaf tham gia xây dựng Đảng.
- Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật.
>> Tải toàn bộ hồ sơ Thành lập công đoàn mới nhất: Biểu mẫu Thành Lập Công đoàn cơ sở
[…] BIỂU MẪU THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ MỚI NHẤT […]