Quy định mới về thuế năm 2020

Đại lý thuế Tùng Linh Quân xin được cập nhật những quy định về thuế mới nhất về hóa đơn, thuế GTGT, thuế môn bài, thuế TNDN, kê khai thuế, mức xử phạt,…

1. Kế toán Thuế môn bài
Lệ phí môn bài năm 2020:

– Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định người nộp lệ phí môn bài; miễn lệ phí môn bài; mức thu và khai, nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Ban hành ngày: 04/10/2016, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017

– Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về người nộp lệ phí môn bài, các trường hợp miễn lệ phí môn bài, mức thu lệ phí môn bài và khai, nộp lệ phí môn bài.

Ban hành ngày: 15/11/2016, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017

– Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.

Ban hành ngày: 24/02/2020, có hiệu lực từ ngày 25/02/2020
2. Hóa đơn

Nghị định 51/2010/NĐ-CPNghị định 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được hướng dẫn thi hành tại Thông tư 39/2014/TT-BTC

Thông tư 119/2014/TT- BTC sửa đổi các thông tư liên quan về việc cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế

– Thông tư 26/2015/TT-BTC tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, hướng dẫn thuế GTGT và quản lý thuế, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-BTC: tổng kết các quy định – thay đổi ban hành ngày 17/06/2015 (kế toán thuế)

– Thông tư 37/2017/TT-BTC sửa đổi bổ sung quy định về hóa đơn (sửa đổi bổ sung thông tư 39 và thông tư 26) ban hành ngày 27/04/2017, có hiệu lực ngày 12/06/2017

– Xử phạt Vi phạm:

Hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn quy định tại Thông tư 10/2014/TT-BTC

Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn

Nghị định 11/VBHN-BTC là văn bản hợp nhất nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/07/2016, hợp nhất ngày 20/07/2016

Thông tư 176/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn

– Hóa đơn điện tử:

Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về việc khởi tạo, phát hành, sử dụng, quản lý HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Quy định về việc sử dụng HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử (kế toán thuế)

 Từ ngày 01/11/2018 đến 31/10/2020
* Chuẩn bị điều kiện áp dụng hóa đơn điện tử

– Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC đều quy định các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có 02 năm (01/11/2018 – 31/10/2020) để thực hiện việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn mua của cơ quan thuế) sang hóa đơn điện tử theo quy định Nghị định 119/2018.

* Chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử nếu có đủ điều kiện
Trong thời gian 02 năm này, trường hợp cơ quan thuế thông báo doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Nghị định 119 thì:

– Nếu đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử;

– Nếu chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Xem chi tiết tại: Hướng dẫn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử loại mới
Từ ngày 01/11/2020 bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

Từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Nghị định 119/2018 và Thông tư 68/2019 mà không được sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn mua của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử theo quy định cũ.

Kết luận:

– Từ ngày 01/11/2020 bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Do đó, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác cần chuẩn bị và sớm chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử thay vì đợi đến hạn cuối.

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thời gian 02 năm để chuẩn bị điều kiện và chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử.

– Trường hợp có thông báo chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử của cơ quan thuế thì chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử theo thông báo nếu có đủ điều kiện.

– Riêng với TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác sẽ đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành việc áp dụng hóa đơn điện tử trong năm 2019.

3. Thuế Thu nhập Doanh nghiệp
Ngày 14/09/2015, Bộ trưởng bộ Tài chính ban hành văn bản hợp nhất 26/VBHN-BTC năm 2015 hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Luật Thuế TNDN. Chi tiết về nội dung như sau:

– Thông tư 78/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

– Thông tư 96/2015/TT-BTC tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn về thuế TNDN quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế

– Ngày 16/03/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 25/2018/TT-BTC hướng dẫn nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi thông tư 78/2014/TT-BTC (kế toán thuế)

4. Đăng ký thuế

Thông tư 95/2016/TT-BTC: Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế; thay đổi thông tin đăng ký thuế; chấm dứt hiệu lực mã số thuế, khôi phục mã số thuế, tạm ngừng kinh doanh. Thủ tục đăng ký thuế đối với trường hợp tổ chức lại, chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức; trách nhiệm quản lý và sử dụng mã số thuế.

5. Kế toán Thuế giá trị gia tăng
Ngày 09/05/2018, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC năm 2018 hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT. Chi tiết về nội dung như sau:

– Hướng dẫn Luật thuế GTGT quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC và Nghị định 209/2013/NĐ-CP

– Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế

– Nghị định 100/2016/NĐ-CP quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế

– Thông tư 99/2016/TT-BTC hướng dẫn mới về hoàn thuế GTGT (kế toán thuế)

– Hướng dẫn mới về thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt tại Thông tư 130/2016/TT-BTC ban hành ngày 12/08/2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016 (riêng điều 4 áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2016)

– Thông tư 173/2016/TT-BTC sửa đổi khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành về thuế GTGT

– Thông tư số 93/2017/TT-BTC bãi bỏ mẫu 06/GTGT từ ngày 05/11/2017

– Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi về thuế GTGT, thuế TNDN

– Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 23 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC

6. Một số quy định mới khác về kế toán thuế
– Tăng mức tiền lương tháng
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định:

Mức lương tháng trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường phải bảo đảm:

– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

– Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề.

Do vậy, việc tăng lương sẽ áp dụng với 02 nhóm đối tượng:
(1) Người đang hưởng lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Bởi theo quy định nêu trên, những người làm công việc đơn giản nhất, trong điều kiện bình thường, đủ thời gian làm việc trong tháng và hoàn thành định mức công việc phải được trả lương ít nhất bằng với mức lương tối thiểu vùng. Khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động đang có mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng sẽ được tăng lương để đảm bảo bằng với mức lương tối thiểu vùng.

(2) Người làm công việc đã qua đào tạo nghề đang hưởng lương thấp hơn 7% mức lương tối thiểu vùng

Khi lương tối thiểu vùng tăng, những người lao động đã qua đào tạo đang hưởng mức lương thấp hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng sẽ đương nhiên được tăng lương để đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Xem chi tiết tại bảng dưới đây:

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Lương tối thiểu vùng

Lương của người làm công việc đơn giản nhất

Lương của người đã qua đào tạo nghề

Vùng I

4.420.000

4.420.000

(tăng 240.000 đồng/tháng)

4.729.400

(tăng 256.800 đồng/tháng)

Vùng II

3.920.000

3.920.000

(tăng 210.000 đồng/tháng)

4.194.400

(tăng 224.700 đồng/tháng)

Vùng III

3.430.000

3.430.000

(tăng 180.000 đồng/tháng)

3.670.100

(tăng 192.600 đồng/tháng)

Vùng IV

3.070.000

3.070.000

(tăng 150.000 đồng/tháng)

3.284.900

(tăng 160.500 đồng/tháng)

 

– Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội

Theo Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức lương tháng đóng BHXH. Trong đó, điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định này nêu rõ:

Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Người làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua đào tạo nghề, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Do đó, lương tối thiểu vùng tăng sẽ là cơ sở buộc các doanh nghiệp đang đóng BHXH cho người lao động dưới mức lương tối thiểu vùng phải tăng mức đóng, ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng.

Xem chi tiết Tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 tại đây.
– Tăng mức đóng bảo hiểm y tế
Tại Quyết định 595, khoản 1 Điều 18 quy định:

Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.

Với quy định này, mức đóng bảo hiểm y tế sẽ tăng tương ứng với mức tăng của mức lương tháng đóng BHXH như đã đề cập.

Xem chi tiết Mức phạt hành chính với hành vi trốn đóng BHXH năm 2020 tại đây.
– Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quyết định 595:

Đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.

Trường hợp mức lương tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Tương tự như mức đóng BHYT, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ tăng khi tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tăng.

Xem chi tiết Mức phạt không tham gia BHXH mới nhất tại đây.

– Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính tổng hợp:

Kể từ ngày 01/01/2019, Thông tư 99/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực. Theo đó thời hạn lập Báo cáo tài chính tổng hợp vào 31/12. Báo cáo này phải được tổng hợp đầy đủ thông tin tài chính của tất cả đơn vị kế toán cấp dưới trực thuộc theo quy định bao gồm số liệu về tài sản thuần và thặng dư/thâm hụt (hoặc lợi nhuận sau thuế) của đơn vị trong năm (kế toán thuế)

– Nguyên tắc mới về ghi chép trên chứng từ kế toán:

Các nguyên tắc khi ghi chép trên chứng từ kế toán thuế xuất, nhập khẩu và thu khác sẽ được áp dụng theo quy định mới kể từ ngày 01/01/2019. Chi tiết được nêu rõ tại Thông tư 112/2018/TT-BTC. Miễn thuế, lệ phí xuất, nhập khẩu cho hàng hóa cứu trợ thiên tai: Nghị định 160/2018/NĐ-CP có hiệu lực áp dụng từ 01/01/2019 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai.

– Một số chính sách liên quan đến xuất, nhập khẩu:

Thông tư 44/2018/TT-BTC được Bộ Công thương ban hành ngày 15/11/2018 quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên của Lào và Campuchia.

– Doanh nghiệp phải tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động:

Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội yêu cầu doanh nghiệp phải tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động ít nhất 01 lần trong năm. Việc kiểm tra phải xoay quanh các nội dung như: Việc tuyển dụng lao động; Việc trả lương; Việc tham gia BHXH…

– Người lao động được ý kiến sửa đổi, bổ sung thang, bảng lương:

Đây là chính sách nhằm đảm bảo quyền dân chủ của người lao động nơi làm việc. Chi tiết được nêu rõ tại Nghị định 149/2018/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 (kế toán thuế)

7. Xử phạt vi phạm về thuế.

– Xử phạt vi phạm hành chính về thuế: Có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế

– Phạt nộp chậm tiền thuế: được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật số 106/2016/QH13 và được hướng dẫn chi tiết tại Khoản 3 Điều 3 của Thông tư 130/2016/TT-BTC (kế toán thuế)

8. Kê khai thuế

– Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn luật quản lý thuế, sửa đổi bổ sung thay thế

– Thông tư 28/2011/TT-BTC. Được sửa đổi bổ sung tại các Thông tư 119/2014/TT-BTC

– Thông tư 151/2014/TT-BTC; Thông tư 26/2015/TT-BTC (kế toán thuế)

Xem thêm: Mức phạt nộp chậm hồ sơ khai thuế

CÔNG TY TNHH DV KẾ TOÁN VÀ TV THUẾ TÙNG LINH QUÂN

Địa chỉ: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555

Email:[email protected]

Web: https://tunglinhquan.com

FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan

3 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *