Hầu hết các doanh nghiệp đều phải nộp Báo cáo tài chính, tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Vậy, doanh nghiệp nào không cần lập Báo cáo tài chính? Theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.
1. Doanh nghiệp nào không cần lập Báo cáo tài chính?
Những trường hợp dưới đây không cần lập Báo cáo tài chính năm:
(1) Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ
Căn cứ theo quy định tại Điều 99 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Báo cáo tài chính năm áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp thuộc mọi ngành và thành phần kinh tế, trừ trường hợp đặc biệt không phải nộp Báo cáo tài chính.
Trong số các trường hợp không phải nộp, có doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 132/2018/TT-BTC.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập Báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế.
(2) Doanh nghiệp được gộp kỳ kế toán
Theo khoản 2, khoản 4 Điều 12 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định:
4. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
Theo đó, doanh nghiệp được phép gộp Báo cáo tài chính trong trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo/năm trước đó để thành 01 kỳ kế toán. Kỳ kế toán sau khi gộp phải ngắn hơn 15 tháng.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC, có thể kết luận:
Nếu thuộc trường hợp được gộp kỳ kế toán, doanh nghiệp không cần nộp Báo cáo tài chính của năm đầu tiên (đối với doanh nghiệp mới thành lập)/năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản).
(3) Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động
Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động. Trong thời gian này, người nộp thuế không cần nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp tạm ngừng không trọn tháng, quý, hoặc năm dương lịch.
Như vậy, nếu doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong toàn bộ năm dương lịch thì không cần thực hiện nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Do đó, cũng không cần lập và nộp Báo cáo tài chính năm trong trường hợp này.
>> Xem thêm: DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH, QUYẾT TOÁN THUẾ TRỌN GÓI
2. Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp Báo cáo tài chính?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13:
Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Đồng thời, khoản 4 Điều 6 Luật này cũng nhấn mạnh, Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời.
Bên cạnh đó, như đã nêu ở trên, Điều 99 Thông tư 200/2014/TT-BTC có nêu, Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế.
Căn cứ vào những quy định này, có thể thấy, Báo cáo tài chính áp dụng với tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp Báo cáo tài chính (trừ những trường hợp không phải lập và nộp báo cáo tài chính đã nêu) kể cả không phát sinh doanh thu, chi phí.
3. Không nộp báo cáo tài chính phạt bao nhiêu?
Nếu không thuộc các trường hợp không phải lập và nộp Báo cáo tài chính, doanh nghiệp chậm nộp/không nộp Báo cáo tài chính sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP:
STT |
Hành vi |
Mức Phạt |
1 |
Chậm nộp Báo cáo tài chính dưới 03 tháng so với thời hạn quy định | 05 – 10 triệu đồng |
2 |
Chậm nộp Báo cáo tài chính từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định | 10 – 20 triệu đồng |
3 |
Không nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền | 40 – 50 triệu đồng |
Như vậy, doanh nghiệp không nộp Báo cáo tài chính sẽ bị phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng.
Share bài viết:
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:
- Đăng ký Hộ kinh doanh tại 2 địa điểm khác nhau không?
- Doanh nghiệp bị ngừng sử dụng hóa đơn trong trường hợp nào?
- Cách ghi hóa đơn khi được giảm thuế GTGT hộ kinh doanh
- Cơ quan thuế có được kiểm kê hàng hóa trong kho không?
- Hộ kinh doanh báo cáo thuế như thế nào?
- Cách giảm rủi ro khi sử dụng hóa đơn điện tử
- Những lưu ý khi mở thêm địa điểm cho hộ kinh doanh
- Hướng dẫn cách hạch toán hàng tồn kho?
- Trường hợp nào hóa đơn không cần đơn vị tính, số lượng, đơn giá?
- Bên bán tự ý hủy hóa đơn đã kê khai thuế, xử lý thế nào?
- Chế độ BHXH sẽ thay đổi thế nào khi cải cách tiền lương?
- Lãi vay có chịu thuế GTGT, có được tính vào chi phí không?
- Hóa đơn không chịu thuế GTGT có phải kê khai không?
- Hướng dẫn hạch toán kế toán Chiết khấu thương mại
- HƯỚNG DẪN CÁCH HẠCH TOÁN BÙ TRỪ CÔNG NỢ
- Thanh toán bù trừ công nợ có được khấu trừ thuế GTGT?
- Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những giấy tờ gì?
- Các khoản thu nhập không phải đóng BHXH bắt buộc, miễn thuế TNCN 2023
- Chờ hưởng lương hưu có lợi hơn rút BHXH một lần!