Tăng lương cơ sở kể từ 1/7/2019

Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 9/5/2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (4 trang)

Kể từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công viên chức nhà nước sẽ được điều chỉnh tăng từ 1.390.000 lên 1.490.000 đồng/tháng.

Theo Điều 3 Nghị định này, mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ để:

a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công viên chức;

b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Đặc biệt, mức trần đóng BHXH (20 tháng lương cơ sở) sẽ tăng từ mức 27,8 triệu lên 29,8 triệu/tháng. Phụ cấp thai sản (2 tháng lương cơ sở) cũng tăng từ 2,78 triệu lên 2,98 triệu đồng.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2019, thay thế Nghị định số 72/2018/NĐ-CPstatus3 ngày 15/5/2018

blue-check Định hướng cải cách tiền lương đến 2030: sẽ bỏ mức lương cơ sở

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp (11 trang)

Theo Nghị quyết này, chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (NLĐ) trong giai đoạn từ 2018 đến 2030 được cải cách theo hướng như sau:

1. Đối với khu vực công

– Từ 2018 – 2020: tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng, nhưng không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.

– Từ 2021: Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, thay thế bằng “chế độ tiền lương mới” áp dụng thống nhất đối với toàn bộ cán bộ, công viên chức. Trong đó năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

– Đến 2025: tiền lương thấp nhất của cán bộ, công viên chức phải cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

– Đến 2030: tiền lương thấp nhất của cán bộ, công viên chức phải cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

“Chế độ tiền lương mới” áp dụng cho khu vực công kể từ năm 2021 được thiết kế theo cơ cấu như sau: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Chế độ phụ cấp cũng được sắp xếp lại như sau: gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề với phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề); bãi bỏ các phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp công tác đảng, đoàn thể, phụ cấp công vụ.

2. Đối với khu vực doanh nghiệp

– Từ 2018 – 2020: tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển KT-XH, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình.

– Từ 2021: định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng với NLĐ, nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp.

– Riêng doanh nghiệp nhà nước, áp dụng theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đến 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào 2030.

Đối với “tiền lương tối thiểu” áp dụng cho khối doanh nghiệp, ngoài tiền lương tối thiểu theo tháng sẽ bổ sung thêm tiền lương tối thiểu theo giờ.

Nguồn: LuatVietnam.net

ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN

Địa chỉ: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555

Email:[email protected]

Web: https://tunglinhquan.com

FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *