Khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp “lao đao”. Vậy, doanh nghiệp nên chọn phá sản hay giải thể? Đại lý thuế Tùng Linh Quân xin chia sẻ:
Lý do doanh nghiệp bị giải thể và doanh nghiệp bị phá sản
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp thì sẽ có 04 trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, bao gồm:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu như có 04 trường hợp doanh nghiệp bị giải thể thì doanh nghiệp phá sản chỉ bởi 01 lý do duy nhất: do mất khả năng thanh toán (và bị Tòa án tuyên bố phá sản).
Điểm khác biệt giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp
Ngoài sự khác biệt rất rõ ràng về lý do, giải thể và phá sản doanh nghiệp có rất nhiều điểm khác biệt.
Thứ nhất, về tính chất của thủ tục giải thể và thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục hành chính và được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 còn thủ tục phá sản doanh nghiệp là một thủ tục tư pháp và được thực hiện thep quy định Luật Phá sản 2014.
Thứ hai là sự khác biệt về chủ thể ra quyết định việc giải thể hay phá sản doanh nghiệp.
Giải thể doanh nghiệp là quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp (đối với trường hợp giải thể tự nguyện) hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập doanh nghiệp quyết định (trường hợp giải thể bắt buộc).
Còn thủ tục phá sản doanh nghiệp do Tòa án quyết định.
Thứ ba, điều kiện giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp.
Điều kiện để doanh nghiệp được phép giải thể đó là khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, các chủ nợ sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản nợ theo thứ tự pháp luật quy định.
Đối với phá sản doanh nghiệp thì bản chất là do không thanh toán được nợ vì thế, doanh nghiệp phá sản không bắt buộc bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Các chủ nợ sẽ được thanh toán các khoản nợ theo thứ tự luật định trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp, trừ trường hợp đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh.
Thứ tư là thái độ của Nhà nước đối với người quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp giải thể người quản lý, điều hành không bị Nhà nước hạn chế quyền tự do kinh doanh.
Nhưng Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành doanh nghiệp bị phá sản. Chẳng hạn, người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản…
“Lao đao” vì Covid-19, doanh nghiệp chọn phá sản hay giải thể?
Như phân tích ở trên, thủ tục phá sản phức tạp hơn, hậu quả pháp lý của phá sản lại nặng nề hơn rất nhiều so với giải thể nên nếu được lựa chọn thì có lẽ không doanh nghiệp nào “dại dột” mà lựa chọn phá sản.
Chỉ có các doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán lương, thanh toán nợ, không được quyền tiến hành thủ tục giải thể thì mới “bị” phá sản.
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ rơi vào thế bị động, bị người lao động hoặc chủ nợ hoặc các đối tượng khác yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản để từ đó, tiến hành thủ tục phá sản, bán tài sản để trả nợ, hoặc phục hồi lại hoạt động kinh doanh để có cơ sở trả nợ.
Nếu doanh nghiệp vẫn có thể thanh toán hết lương và các khoản nợ, nhận thấy việc tiếp tục kinh doanh sẽ khó khăn và có khả năng cao bị thua lỗ thì lúc này doanh nghiệp mới có quyền (nên) chọn giải thể. Khi chọn giải thể thì doanh nghiệp ở thế chủ động hơn, thủ tục đơn giản hơn.
Kết luận: Tùy tình hình doanh nghiệp gặp khó do Covid-19 mà được chọn giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản.
Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa đến mức mất khả năng thanh toán thì ngoài giải thể cũng có thể chọn tạm ngừng kinh doanh, chờ hết dịch, kinh tế đi vào ổn định để tiếp tục hoạt động.
> Thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp gặp khó do Covid-19
Share bài viết:
- Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
- Chi nhánh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
- Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555
- Email:[email protected]
- Web: https://tunglinhquan.com
- FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan
Các bài viết liên quan:
- Các trường hợp doanh nghiệp bị ấn định thuế
- Miễn lập hóa đơn khi thưởng doanh số
- Có được miễn, giảm thuế TNCN do dịch Covid ?
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản 2020
- Tiền thai sản có phải đóng thuế TNCN không?
- Mua bán hóa đơn bị xử lý thế nào ?
- Các trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT
- Có được miễn, giảm thuế TNCN do dịch Covid ?
- QUY ĐỊNH VỀ VIỆC GÓP VỐN VÀO CÔNG TY
- Cách tính thuế tài nguyên năm 2020
- Chi nhánh chuyển đổi hình thức hạch toán có phải quyết toán thuế?
- ĐẠI LÝ THUẾ VÀ DỊCH VỤ KẾ TOÁN TẠI ĐÀ NẴNG
- Thành lập công ty chuyên nghiệp tại Đà Nẵng
- Thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Đà Nẵng
- Thành lập công ty giá ưu đãi tại Đà Nẵng
- Hướng dẫn về quyết toán thuế TNCN 2018
- THỜI HẠN NỘP BCTC NĂM 2018?
- Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019
- Thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2018
- Hướng dẫn kê khai thuế GTGT
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2019
- Lưu ý khi khai quyết toán thuế TNCN 2018
- Khoản chi phúc lợi có được miễn khấu trừ thuế TNCN?
- Trường hợp nào không phải đóng BHXH bắt buộc 2019
[…] Doanh nghiệp chọn phá sản hay giải thể? […]
[…] Doanh nghiệp chọn phá sản hay giải thể? […]
[…] lý thuế Tung Linh Quan sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Đà Nẵng, vui long xem chi tiết dưới […]
[…] Xem chi tiết: “Lao đao” vì Covid-19, doanh nghiệp chọn phá sản hay giải thể? […]