Theo đó, Danh sách hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức được thực hiện theo mẫu mới 01B-HSB (thay cho mẫu C70a-HD) và phải nộp qua giao dịch điện tử kể từ 01/09/2019.
Ngoài ra, trường hợp trong vòng 1 tháng kể từ ngày cơ quan BHXH chuyển tiền trợ cấp ốm đau, thai sản mà doanh nghiệp chưa thể chi trả đến tay người lao động thì phải chuyển lại tiền trợ cấp cho cơ quan BHXH kèm theo Danh sách tên người lao động chưa hưởng theo mẫu 6-CBH.
Về hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, được lập theo mẫu mới là mẫu 05A-HSB .
Về hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí giám định y khoa, phải nộp thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định và bảng kê các nội dung giám định.
Thời hạn giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động tối đa là 06 ngày làm việc, chế độ hưu trí tối đa là 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Hướng dẫn mới nhất thủ tục hưởng chế độ ốm đau
Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ, chỉ 02 trường hợp dưới đây người lao động mới được hưởng chế độ ốm đau:
– Đang tham gia BHXH bắt buộc bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền;
– Đang tham gia BHXH bắt buộc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
– Không giải quyết chế độ ốm đau với các trường hợp:
+ Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;
+ Nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Hồ sơ cần chuẩn bị
Nếu thuộc trường hợp được hưởng chế độ ốm đau, theo Quyết định 777/QĐ-BHXH, hồ sơ cần chuẩn bị để người lao động hưởng chế độ bao gồm:
* Đối với người lao động
– Trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao Giấy ra viện của người lao động hoặc của con dưới 07 tuổi.
Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;
+ Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện nếu chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú.
– Trường hợp điều trị ngoại trú:
Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).
Nếu cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
– Trường hợp người lao động hoặc con khám, chữa bệnh ở nước ngoài:
Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám, chữa bệnh do cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
* Đối với đơn vị sử dụng lao động:
Bản chính Danh sách 01B-HSB (Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe).
Thủ tục hưởng chế độ ốm đau
Cũng theo Quyết định 777/QĐ-BHXH, thủ tục giải quyết hưởng chế độ ốm đau được thực hiện như sau:
Bước 1. Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
Bước 2. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH huyện/tỉnh nơi tham gia bảo hiểm.
– Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, đơn vị sử dụng lao động lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe và nộp cho cơ quan BHXH nơi đóng BHXH.
– Trường hợp giao dịch điện tử thì lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN, nếu chưa chuyển đổi hồ sơ giấy sang dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Tiếp nhận hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động để xét duyệt và thực hiện chi trả trợ cấp cho người lao động.
Bước 4. Đơn vị sử dụng lao động chi trả trợ cấp
– Nhận kết quả giải quyết (Mẫu số 01B-HSB) và tiền trợ cấp qua tài khoản trả cho người lao động.
– Người lao động cũng có thể nhận trợ cấp thông qua tài khoản ATM của chính mình hoặc nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký BHXH Đà Nẵng; Các khoản phụ cấp bắt buộc và không bắt buộc đóng BHXH 2019; ; Trường hợp nào không phải đóng BHXH bắt buộc 2019; Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2019 mới nhất
ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN
- Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
- Chi nhánh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
- Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555
- Email:[email protected]
- Web: https://tunglinhquan.com
- FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan
Xem thêm:
- Lưu ý về thuế khi chuyển nhượng vốn
- Danh sách Đại lý thuế mới nhất tại Đà Nẵng
- Tải mẫu ngân hàng đăng ký nộp thuế điện tử
- Áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới từ tháng 07/2020
- DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÀ NẴNG
- Thành lập công ty chuyên nghiệp tại Đà Nẵng
- Thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Đà Nẵng
- Thành lập công ty giá ưu đãi tại Đà Nẵng
- Dịch vụ tư vấn thuế
- Tư vấn pháp luật về thuế tại Đà Nẵng
- Dịch vụ chữ ký số Đà Nẵng
- CHÚNG TÔI LÀ ĐẠI LÝ THUẾ
- Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
- Dịch vụ đăng ký BHXH Đà Nẵng
- Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Đà Nẵng
- Đào tạo kế toán tại Đà Nẵng
- Dịch vụ hóa đơn điện tử Đà Nẵng
- Dịch vụ chữ ký số Đà Nẵng
- Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại Đà Nẵng
- Dịch vụ kế toán thuế tại Đà Nẵng
Xem thêm: Dịch vụ Đại lý thuế, Dịch vụ ke toán, Dịch vụ Lập báo cáo tài chính & Lập Quyết toán thuế, Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng,Tư vấn thuế, Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, Dịch vụ đăng ký BHXH Đà Nẵng, Đào tạo kế toán thực hành