Quy định về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn

Quy định về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn 2023
I. Văn bản quy định:
 Quyết định số 5440/QĐ-TLĐ ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2023.
– Hướng dẫn 65/HD-TLĐ ngày 10/10/2022 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn các cấp công đoàn xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2023
II. Mức đóng và đối tượng đóng kinh phí và đoàn phí công đoàn năm 2023:
 Đối tượng
Không phân biệt: có tổ chức công đoàn hay không
Kinh phí công đoàn
(Do doanh nghiệp đóng)
Mức đóng 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động
(Kinh phí công đoàn 2% được tính trên tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội)
Phân phối Năm 2023:
– Doanh nghiệp được sử dụng 75% tổng số thu kinh phí công đoàn.
– Công đoàn cấp trên được sử dụng 25% tổng số thu kinh phí công đoàn.
Đối tượng
Có tổ chức Công đoàn
Không có tổ chức công đoàn
Đoàn phí công đoàn
(Do đoàn viên tham gia công đoàn đóng)
Mức đóng – NLĐ tham gia công đoàn: đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.
– NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn.
NLĐ không phải đóng đoàn phí công đoàn.
Phân phối – Doanh nghiệp được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn.
– Công đoàn cấp trên được sử dụng 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn.
Không thu và không phải nộp đoàn phí công đoàn cho công đoàn cấp trên.
Chú ý: –          Chủ doanh nghiệp thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn => do đó chủ doanh nghiệp không phải đóng đoàn phí công đoàn
–          NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn.
–          Doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn. Nhưng NLĐ không phải đoàn phí công đoàn.
–          Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.

– Đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
Xem thêm: Mẫu hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở 2023
III. Thời hạn nộp
Đóng hằng tháng:
Doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn (nếu có) mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động
V. Nơi nộp 
Liên đoàn lao động Quận/Huyện nơi DN đặt trụ sở
VI. Nguồn Thu
1.Kinh Phí Công Đoàn
Trích từ chi phí của doanh nghiệp
2.Đoàn Phí công đoàn

Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng

Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được giao nhiệm vụ thu tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp tiền đoàn phí hàng tháng của đoàn viên theo danh sách đoàn viên của đơn vị; bảo quản, lưu trữ sổ thu đoàn phí theo đúng quy định của luật kế toán; tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính với công đoàn cấp trên. Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.

>> xem thêm: Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Đà Nẵng
Trích nộp kinh phí và đoàn phí công đoàn như sau:
I. Với kinh phí công đoàn:
1. Doanh nghiệp nào phải đóng kinh phí công đoàn?

Trả lời: Doanh nghiệp nào cũng phải đóng (không phân biệt có tổ chức công đoàn hay không)

2. Ai phải đóng kinh phí công đoàn? Mức đóng là bao nhiêu?

Trả lời: 

– Doanh nghiệp đóng hết 2% trên tổng mức lương đang tham gia bảo hiểm cho NLĐ

(người lao động không phải đóng, ko bị trích, không bị trừ vào tiền lương khoản kinh phí công đoàn)

– Đóng tất 100% của “2% trên mức lương đang tham gia bảo hiểm cho NLĐ” rồi sau đó định kỳ 3 đến 6 tháng làm hồ sơ lấy lại 75% của số tiền đã đóng là “2% trên mức lương đang tham gia bảo hiểm cho NLĐ”

3. Nộp kinh phí công đoàn ở đâu:

Trả lời: Vào goolge seach: địa chỉ liên đoàn lao động quận/huyện …… (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở)

4. Làm thế nào để lấy lại được 75% của số tiền đã đóng là “2% trên mức lương đang tham gia bảo hiểm cho NLĐ”?

Trả lời: Phải làm hồ sơ gồm có:

+ Quy định về mức chi công đoàn

+ Danh sách nhân viên

+ Bảng kê chi tiết các khoản chi công đoàn (kèm theo các phiếu chi)

+ Bảng tổng hợp kinh phí công đoàn phải nộp (đã nộp)

-> Ngoài ra, người lên nộp hồ sơ mang theo giấy giới thiệu của DN và CMT

5. Hạch toán kinh phí công đoàn:

– Khi trích KPCĐ:

Nợ các TK 622, 627, 641, 642 (số tính vào chi phí SXKD)

Có TK 3382 – Kinh Phí Công Đoàn

– Khi nộp KPCĐ:

Nợ TK 3382 – Kinh Phí Công Đoàn

Có các TK 111, 112, …

II. Với đoàn phí công đoàn:
1. DN nào phải đóng đoàn phí công đoàn?
Trả lời: DN có thành lập tổ chức công đoàn
(DN không thành lập tổ chức công đoàn thì không thu – không nộp)
2. Ai phải đóng đoàn phí công đoàn?
Trả lời: Người lao động đồng ý tham gia vào tổ chức công đoàn
(Nếu NLĐ không tham gia thì không phải đóng)
3. Mức đóng đoàn phí công đoàn là bao nhiêu?

Trả lời: 1% trên mức lương đang tham gia bảo hiểm của NLĐ

4. Hạch toán đoàn phí công đoàn:
Doanh nghiệp không phải theo dõi hạch toán khoản đoàn phí công đoàn trên sổ sách kế toán
1% đoàn phí công đoàn thu từ tiền lương hàng tháng của người lao động sẽ được thu sau khi chi lương và để 1 quỹ riêng chuyên để chi cho hoạt động công đoàn như hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau,..
  • Tỷ lệ phân bổ đoàn phí công đoàn:
    • Doanh nghiệp được sử dụng 60% trên tổng số kinh phí công đoàn đã thu;
    • Công đoàn cấp trên được sử dụng 40% còn lại.
5. Phân phối nguồn thu tài chính giữa công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên

Công đoàn cơ sở:

Công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí và 75% tổng số thu kinh phí công đoàn.

Phần đoàn phí công đoàn thu tăng thêm so với quy định tại Quyết định 1908/QĐ-TLĐ và nguồn thu khác được để lại 100% cho công đoàn cơ sở sử dụng.

Công đoàn cấp trên cơ sở:

Nguồn thu ĐPCĐ và KPCĐ được sử dụng sau khi phân phối cho CĐCS còn lại là 40% tổng số thu đoàn phí và 25% tổng số thu kinh phí công đoàn sẽ thực hiện phân phối theo quy định tại Điều 22, Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở. Tổng Liên đoàn hướng dẫn tỷ lệ phân phối ước tính tại cấp trên cơ sở để áp dụng tỷ lệ phân phối mặc định cho Phần mềm thu KPCĐ 2% khu vực SXKD qua tài khoản của Tổng Liên đoàn. Hết niên độ tài chính, việc bù trừ giữa LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW và tương đương với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW quyết định.

III. Mức phạt vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn:
Thực hiện theo Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn

1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;

b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;

c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.

Theo như quy định trên, khi không đóng phí công đoàn sẽ phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Mức phạt trên là quy định đối với cá nhân do đó mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân (Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Share bài viết:

 

Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:

📍Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
📍 Dịch vụ HOÀN THUẾ
📍 Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
📍 Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
📍 Dịch vụ kế toán FDI
📍 Dịch vụ kiểm toán
📍 Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
📍 Cung cấp phần mềm kế toán.
📍 Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…

⏳THÔNG TIN LIÊN HỆ:
🏦CÔNG TY TNHH DV KẾ TOÁN VÀ TV THUẾ TÙNG LINH QUÂN
🏠 Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
🏠 Chi nhánh Sài Gòn: 48/42D Hồ Biểu Chánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
🏠 Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, tổ dân phố 1, P. Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh
📞 Điện thoại: 02363.642.044 – 0905.171.555

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *