Cách lấy lại tiền và hạch toán khi chuyển nhầm tài khoản

=> Phải làm sao nếu chuyển nhầm tiền cho người lạ?
Thanh toán điện tử diễn ra hết sức phổ biến trong đời sống, hoạt động kinh doanh. Khi thực hiện nhiều giao dịch thì khả năng chuyển nhầm tiền vào tài khoản khác hoàn toàn có thể xảy ra.

Bài viết này đề cập một số thông tin, giải pháp để hướng dẫn người dùng xử lý khi chuyển tiền nhầm tài khoản, khi nhận tiền từ người lạ và cách hạch toán đối với công việc kế toán của doanh nghiệp cụ thể như sau:

Bước 1: Khi phát hiện chuyển nhầm tiền bạn cần thu thập, lưu trữ cách thông tin sau: Biên lai chuyển tiền có thể hiện số tiền, tên tuổi người nhận, số tài khoản. Thông tin liên quan đến lý do chuyển nhầm tiền như trùng tên, nhầm lẫn về số tài khoản, trùng số tài khoản nhưng khác ngân hàng. Đây là căn cứ để bạn có thể thực hiện các giai đoạn tiếp theo.
Bước 2: Liên hệ với tài khoản bạn chuyển nhầm tiền.

Trường hợp bạn có số điện thoại hoặc địa chỉ của người này thì bạn nên liên hệ trực tiếp, gọi điện thông tin cho họ về việc chuyển nhầm và yêu cầu người đó chuyển trả lại số tiền đó cho bạn. Nếu bạn chỉ có số tài khoản của người bạn chuyển nhầm tiền, hoàn toàn không có số điện thoại hay địa chỉ để liên hệ thì bạn sử dụng cách sau. Chuyển tiếp cho người này một số tiền khoảng 10.000 đồng, tại phần lý do chuyển tiền bạn ghi rõ: Tôi chuyển nhầm tiền cho bạn, bạn chuyển trả lại giúp tôi, thêm số điện thoại.

Nếu bước này bạn không được người đó trả lại tiền thì chuyển sang bước ba.

Bước 3: Liên hệ ngay với Ngân hàng nơi bạn có tài khoản để Ngân hàng trợ giúp bạn. Tại đây bạn sẽ cung cấp các tài liệu bạn đã chuẩn bị ở bước 1 để Ngân hàng đưa vào cùng với biên bản ghi nhận sự kiện bạn trình bày. Bạn nên xin một bản để lưu giữ.

Về tâm lý bạn cần phải hiểu rằng sai sót chuyển tiền là lỗi của bạn, Ngân hàng chỉ hỗ trợ liên hệ với chủ tài khoản nhận tiền để đề nghị họ chuyển hoàn số tiền nếu đó là nhầm. Ngân hàng không có đủ khả năng, đủ quyền, trách nhiệm để xác định bạn đã chuyển nhầm tiền. Do vậy bạn cần mềm mỏng, đừng đổ lỗi cho Ngân hàng hãy giữ thái độ tích cực, khéo léo để Ngân hàng giải quyết đề nghị của bạn nhẹ nhàng và hiệu quả.

Ngân hàng sẽ không được phép cung cấp số điện thoại của khách hàng cho bạn do đó là nguyên tắc bảo mật của hoạt động Ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng sẽ có thông tin như số điện thoại của chủ tài khoản nhận tiền. Thông thường họ sẽ liên hệ với chủ tài khoản thông báo việc số tiền bị chuyển nhầm, đề nghị người này nếu xác nhận số tiền bị chuyển nhầm thì cần chuyển hoàn số tiền đó.

Nếu Ngân hàng đã làm vậy nhưng chủ tài khoản không chuyển hoàn thì Ngân hàng sẽ thông báo cho bạn biết kết quả.

Nếu các bước trên không hiệu quả bạn cần gửi đơn tin báo tố giác tội phạm tới Công an quận nơi có Ngân hàng bạn chuyển tiền để đề nghị cơ quan công an can thiệp giải quyết theo quy định về hành chính, hình sự.

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh 2021

Theo điều 597, Bộ luật dân sự 2015:
Người nào chiếm hữu hay người nào sử dụng tài sản của người khác mà xác định đó không phải là tài sản của họ thì phải tiến hành hoàn trả lại cho chủ sở hữu của khối tài sản đó. Trường hợp không tìm được chủ sở hữu thì tiến hành việc giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trông giữ, bảo quản. Trừ trường hợp được quy định trong điều 236 Bộ luật dân sự 2015.
  • Người nào được lợi về tài sản mà xác định được khối tài sản đó không phải của họ và đồng thời làm cho chủ sở hữu khối tài sản đó bị thiệt hại thì phải tiến hành hoàn trả lại khoản lợi đó cho người bị thiệt hại. Trừ trường hợp được quy định trong điều 236 Bộ luật dân sự 2015.
  • Nếu có một khoản tiền đổ vào tài khoản của mình mà xác định đây không phải là khoản tiền mà mình được nhận thì phải tiến hành hoàn trả lại cho chủ tài khoản đã chuyển cho mình.
  • Nếu không tuân thủ nguyên tắc trên thì đồng nghĩa với việc đó là hành vi không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả và hành vi này được xác định đó là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Do đó, đối với hành vi không chịu hoàn trả lại số tiền đã được chuyển nhầm thì sẽ bị xử phạt với các mức sau:
  • Trường hợp sử dụng trái phép số tiền mà biết là được chuyển nhầm thì sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
  • Trường hợp chiếm giữ trái phép tài sản của người khác mà không chịu chuyển trả lại cho chủ sở hữu thì sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
  • Nếu việc chiếm giữ hay sử dụng tài sản của người khác mà có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội:
Tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác được quy định tại Điều 176, Bộ luật hình sự 2015 đó là người nào biết rõ về tài sản đó không thuộc quyền sở hữu của mình nhưng cố tình không muốn trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp hay không chịu tiến hành giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà giá trị tài sản đó có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng trong khi đã được chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu được nhận lại tài sản đó thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
  • Cùng với đó là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị áp dụng hình thức phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu xác định được giá trị tài sản chiếm giữ có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên thì sẽ bị áp dụng hình thức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Tội sử dụng trái phép tài sản của người khác được quy định tại Điều 177, Bộ luật hình sự 2015 đó là người nào vì mục đích vụ lợi, biết rõ là tài sản của người khác nhưng vẫn sử dụng trái phép để vụ lợi cho bản thân có giá trị vụ lợi từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, hoặc đã bị xử lý kỷ luật, hoặc đã bị kết án về tội này tuy nhiên chưa được xóa án tích mà đến nay lại tiếp tục hành vi vi phạm thì sẽ bị áp dụng hình thức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm đối với hành vi phạm tội này.
  • Đối với giá trị tài sản từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ 500 triệu đồng thì sẽ bị áp dụng hình thức phạt tiền với mức từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc bị áp dụng hình thức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Đối với tài sản sử dụng trái phép có giá trị từ 1 tỷ 500 triệu đồng trở lên thì sẽ bị xử phạt án là từ 03 năm tù đến 07 năm tù.
=> Phải làm gì nếu người lạ chuyển nhầm tiền cho bạn?

Chuyện người lạ chuyển khoản nhầm cho bạn, hoặc chuyện bạn vô tình, sơ xuất chuyển khoản nhầm cho người lạ là chuyện hoàn toàn có thật, vậy phải làm sao để xử lý trong những trường hợp này?

Tất nhiên dù là người quen hay người lạ chuyển tiền cho bạn, nếu đó là chuyển nhầm thì bạn tuyệt đối không được rút tiền đó ra sử dụng.

Theo quy định của Pháp luật, số tiền người khác chuyển nhầm đi thì người đó không bị mất quyền sở hữu, số tiền đó chuyển vào tài khoản của bạn cũng không tự nhiên thành tài sản của bạn, và nếu bạn không chuyển hoàn thì bạn đang vi phạm pháp luật.

Nếu người chuyển nhầm là người quen, bạn có thể xác minh với họ và chuyển hoàn lại.

Nếu người chuyển nhầm cho bạn là người lạ hoàn toàn thì bạn cần chờ đợi ngân hàng liên lạc với bạn, hoặc bạn có thể chủ động liên lạc báo với ngân hàng về giao dịch nhầm này.

Sau khi ngân hàng xác minh được người chuyển nhầm, họ sẽ nhờ bạn chuyển ngược lại số tiền bên kia chuyển nhầm, bạn chuyển lại là xong

>> Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng nội quy lao động mới nhất

Môt số điều Không nên làm nếu có người chuyển nhầm cho bạn:
Không nên chuyển hoàn cho người lạ khi không có bên thứ 3 làm chứng, không nên chuyển hoàn vào một tài khoản khác tài khoản đã chuyển cho bạn (thông thường khi nhận tiền liên ngân hàng bạn sẽ không biết được số tài khoản người gởi)

Việc không tự ý chuyển hoàn cho tài khoản lạ khi không có bên làm chứng là để tránh việc sau khi chuyển hoàn, bạn bị chủ số tiền khiếu kiện đòi chuyển, lúc này tình ngay lý gian, bạn có thể sẽ gặp nhiều rắc rối.

Mọi người cần lưu ý có cả hình thức lừa đảo bằng cách “cố ý chuyển nhầm” vào tài khoản nữa. Kịch bản như sau:

Bên lừa đảo (Tạm gọi là L) nắm được thông tin về tên tuổi, số tk và thông tin liên lạc của nạn nhân ( Tạm gọi là V, thường là người bán hàng online hoặc hay mua hàng online chuyển khoản vì thông tin này 2 bên giao dịch trước đó đều nắm được cũng như số lượng giao dịch nhiều khó kiểm tra rà soát).

Bước 1: L sẽ chuyển 1 số tiền nhỏ vào tài khoản V cố ý.

Bước 2: L sẽ đóng giả nhân viên ngân hàng/người chuyển nhầm/ thậm chí là công an gọi cho V để thông báo về việc chuyển nhầm và thủ tục hoàn trả.

Bước 3: Nếu V không cẩn thận và sập bẫy, L sẽ lừa V để lấy thông tin đăng nhập online banking cũng như mã OTP gửi về điện thoại từ đó kiểm soát được tài khoản ngân hàng của V và nhanh chóng rút sạch tiền trong tk và tẩu tán.

Nên nếu có ai chuyển nhầm cho mọi người thì cứ bình tĩnh từ từ kiểm tra xem có đúng họ là người lạ và không liên quan đến công việc của mình không. Sau đó mới làm việc với ngân hàng (phải chắc chắn đó là số tổng đài của ngân hàng nếu gọi điện hoặc chắn ăn nhất là ra trực tiếp chi nhánh NH làm việc trong trường hợp xấu dính dáng tới pháp luật thì có bằng chứng, nhân chứng, camera an ninh là chúng ta đã thực hiện nỗ lực hoàn trả rồi).

Lưu ý: 

Tuyệt đối không cung cấp mã OTP, tên đăng nhập, password ngân hàng cho bất cứ ai kể cả họ có tự xưng là người thân, bạn bè, nhân viên ngân hàng hay Công an, họ không bao giờ cần các thông tin đó.

Bạn cũng không được rút tiền này tiêu xài, cũng không nên đòi hỏi tiền hậu tạ khi chuyển hoàn cho bên chuyển nhầm vì có thể bị quy kết là tống tiền.

=> Đối với công việc kế toán thì sao? Chúng ta cùng Đại lý thuế Tùng Linh Quân tìm hiểu nhé:

Cách xử lý khi hạch toán chuyển tiền nhầm vào tài khoản 

Trong quá trình kế toán làm việc, kế toán không thể tránh khỏi những sai sót như: viết sai ủy nhiệm chi, chuyển nhầm số tài khoản người nhận,… dẫn đến hạch toán nhầm. Với những trường hợp trên thì kế toán phải xử lý như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu  “Cách xử lý khi hạch toán chuyển tiền nhầm vào tài khoản”

1. Các trường hợp chuyển nhầm tiền vào tài khoản
  • Viết sai ủy nhiệm chi, sai thông tin người nhận, sai tên doanh nghiệp
  • Chuyển nhầm số tài khoản người nhận bị ngân hàng trả lại
  • Chuyển nhầm vào tài khoản nhân viên trong công ty
  • Chuyển nhầm vào TK người nhận khác….
2. Những lý do viết sai chứng từ và chuyển nhầm tiền vào tài khoản
  • Ủy nhiệm chi thanh toán
  • Hợp đồng
  • Hóa đơn
  • Người đi chuyển tiền viết sai tên người nhận, viết sai số tài khoản
  • Viết sai thông tin người nhận, sai số tài khoản ngân hàng, nhầm số tiền gửi vào tài khoản…

>> Xem thêm: Hướng dẫn về thuế TNDN khi quảng cáo trên Facebook

3. Cách xử lý – hạch toán khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản

Cách xử lý – hạch toán khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản

a) Xác đinh nguyên nhân chuyển  nhầm tiền trong các trường hợp sau:

Viết nhầm ngày giao dịch UNC đi 01

Nợ TK 331/ Có TK 112

Phát hiện viết sai thông tin khách hàng

Nợ TK 112/ Có TK 3388

Viết sai ngày gửi UNC đi lần 02 cho ngân hàng hạch toán

Nợ TK 331/ Có TK 112

b) Khi gặp trường hợp chuyển nhầm tiền kế toán sẽ phải chuyển tiền thành 02 lần dẫn tới thừa TK 3388 khoản phải trả khác.

Cách xử lý trong trường hợp này cụ thể như sau:

Cách 01:  Kế toán thực hiện hạch toán chuyển tiền nhầm vào TK theo đúng chế đọ kế toán quy định.

Hướng dẫn tính theo ngày gửi giao dịch của UNC đi lần 01

Nợ TK 113/ Có TK 112

Nếu hạch toán hoàn lại tiền do ghi sai thông tin khách hàng

Nợ TK 112/ Có 113

Trường hợp hạch toán ngày giao dịch gửi UCN Hạch toán ngày giao dịch UNC đi lần 02: Nợ TK 331/ Có TK 112

Cách 02: Nếu kế toán đã hạch toán ghi sai vào công nợ

Nếu kế toán hạch toán đúng vào ngày giao UNC

Nợ TK 331/ Có TK 112

Nếu doanh nghiệp được hoàn lại tiền vi ghi không đúng thôn tin khách hàng. Hạch toán như sau

Nợ TK 112/ Có TK 331

Cách 03: Trường hợp kế toán đã tính vào khoản phải thu khác

Nếu kế toán tính theo ngày giao dịch UNC đi lần 01

Nợ TK 1388/ Có TK 112

Hoàn lại tiền ghi vì sai tên người nhận tiền

Nợ TK 112/ Có TK 1388

Tính theo ngày gửi giao dịch của UNC lần 02 trở đi

Nợ TK 331/ Có TK 112

4.  Cách xử lý – hạch toán khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản không phát sinh giao dịch mua bán

Chuyển nhầm tiền vào tài khoản người nhận mà doanh nghiệp không phát sinh quan hệ mua bán được chia thành các trường hợp như sau:

Cách 01:  Nếu nhận được tiền hoàn lại khi chuyển nhầm tiền

Hạch toán theo ngày giao dịch đã được nhân tiền

Nợ TK 112/ Có TK 3388

Hoàn lại tiền cho khách hàng theo UNC, Giấy nộp tiền hoặc phiếu chi tiền

Nợ TK 3388/ Có 111,112

Cách 02:  Không nhận được tiền đã chuyển nhầm (người được nhận tiền không trả lại)

Hạch toán theo ngày giao dịch tiền

Nợ TK 112/ Có TK 3388

Nếu không nhận được tiền thì kế toán sẽ hạch toán số tiền đã chuyển nhầm vào khoản cho, biếu tặng

Nợ TK 3388/ Có 711

Như vây khi doanh nghiệp chuyển nhầm tiền vào tài khoản tùy vào từng trường hợp để hạch toán và tính hợp lý theo đúng số tiền đã chuyển.

Share bài viết:

Xem thêm: 

ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN

  • Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
  • Chi nhánh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
  • Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555
  • Email:[email protected]
  • Web: https://tunglinhquan.com
  • FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan           

5 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *