Hướng dẫn kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất

Hướng dẫn cách kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt, cách xác định đối tượng kê khai thuế TTĐB và hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ tài chính.

Trước khi tiến hành kê khai thuế TTĐB các bạn cần tính số thuế phải nộp, chi tiết các bạn có thể xem thêm tại đây: Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt

1. Đối tượng kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt:
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định những đối tượng kê khai thuế TTĐB cụ thể như sau:
Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt cho cơ quan thuế

a) Người nộp thuế sản xuất hàng hoá, gia công hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; kinh doanh xuất khẩu mua hàng chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, sau đó không xuất khẩu mà bán trong nước phải nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

b) Trường hợp người nộp thuế sản xuất hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện bán hàng qua chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc hoặc bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi, người nộp thuế phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt cho toàn bộ số hàng hóa này với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Các chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi không phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng khi gửi Bảng kê bán hàng cho người nộp thuế thì đồng gửi một bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi để theo dõi.

c) Trường hợp người nộp thuế có cơ sở phụ thuộc sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.”

2. Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt:

Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt mẫu số 01/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC

Bảng kê hàng hoá dịch vụ thuế tiêu thụ đặc biệt mẫu số 01-1/TTĐB

 Bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ mẫu số 01-2/TTĐB (nếu có)

3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt:

– Khai thuế tiêu thụ đặc biệt là loại khai theo tháng: Thời hạn chậm nộp là ngày 20 của tháng tiếp theo.

– Đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh.

4. Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương pháp khoán thực hiện theo hướng dẫn sau:
Cách xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp theo phương pháp khoán cụ thể như sau:

– Căn cứ vào tài liệu khai thuế của Hộ nộp thuế khoán về doanh thu, thu nhập, sản lượng, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế,

– Đối với Hộ nộp thuế khoán hoạt động theo hình thức nhóm cá nhân kinh doanh, cơ quan thuế căn cứ thu nhập chịu thuế ấn định của nhóm, tỷ lệ phân chia thu nhập và khai thuế giảm trừ gia cảnh của từng thành viên để tính.

– Số thuế khoán được xác định cho từng quý và ổn định trong một năm.

– Trường hợp Hộ nộp thuế khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh hoặc quy mô, sản lượng khai thác tài nguyên, khoáng sản thì cơ quan thuế điều chỉnh lại số thuế khoán và ổn định trong thời gian còn lại của năm tính thuế.

Share bài viết:

ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *