Để được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì phải đăng ký với cơ quan thuế. Tuy nhiên, giảm trừ người phụ thuộc được tính từ khi nào, từ thời điểm đăng ký hay thời điểm nuôi dưỡng.
Giảm trừ người phụ thuộc được tính từ khi nào?
Giảm trừ người phụ thuộc được tạm tính từ thời điểm đăng ký, khi quyết toán thuế thì được tính từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Theo tiết c.2.2 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì cơ quan thuế sẽ:
– Cấp mã số thuế cho người phụ thuộc (nếu chưa có mã số thuế)
– Tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
Đồng thời, tại tiết c.2.3 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư này quy định, nếu trong năm tính thuế mà người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Theo đó, giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc được tạm tính từ khi đăng ký và khi quyết toán thuế năm sẽ được tính lại từ khi phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Tóm lại:
– Trong năm, đăng ký người phụ thuộc từ thời điểm nào thì được tính giảm trừ gia cảnh từ thời điểm đó.
– Khi quyết toán thuế, sẽ tính giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Ví dụ:
Chị Nguyễn Thị H, ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Công ty CP truyền thông Luật Việt Nam, có 01 con nhỏ là Dương Minh K sinh vào tháng 01/2024:
– Từ tháng 01/2024 – tháng 7/2024 do đang nghỉ thai sản nên chị H chưa đăng ký người phụ thuộc tại công ty.
– Ngày 20/8/2024, chị H làm giấy ủy quyền và nộp hồ sơ người phụ thuộc để đăng ký giảm trừ người phụ thuộc tại công ty.
Theo đó, thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng là tháng 01/2024, tuy nhiên từ tháng 01/2024 – tháng 7/2024 chị H chưa đăng ký người phụ thuộc nên công ty sẽ không tính giảm trừ người phụ thuộc mà tính từ tháng 8/2024 khi chị H đăng ký người phụ thuộc.
Khi thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2024, chị H sẽ được tính giảm trừ gia cảnh cho con từ tháng 01/2024 (thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng).
Cách đăng ký người phụ thuộc mới nhất
Theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc cụ thể như sau:
Trường hợp ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập
– Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập.
– Hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc gồm:
+ Văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc như:
- Bản sao Thẻ căn cước công dân/CMND còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên;
- Bản sao Giấy khai sinh/Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi;
- Bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài/người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
+ Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp và gửi Tờ khai đăng ký thuế mẫu 20-ĐK-TH-TCT về cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.
>> Xem thêm: Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Trường hợp trực tiếp đăng ký thuế cho người phụ thuộc
Nếu cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế tương ứng theo quy định tại khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
– Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu 20-ĐK-TCT;
- Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; hoặc
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; hoặc
- Bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Share bài viết:
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:
- Quy định về Người lao động làm nhiều công ty
- Hướng dẫn thủ tục giải thể hộ kinh doanh
- Hướng dẫn cá nhân tự khai thuế cho thuê tài sản online
- Cơ quan thuế không chấp nhận Tờ khai có bị phạt không?
- Cách chuyển đổi kỳ khai thuế từ tháng sang quý và ngược lại
- Hướng dẫn cách tạo tài khoản thuế điện tử
- Đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024
- Quy định Thuế giá trị gia tăng cần nắm rõ
- Thu nhập không được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp 2024 chỉ 900.000 đồng
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân?
- Đề xuất trường hợp vay vốn ngân hàng không phải giao dịch liên kết
- Cơ quan thuế có được kiểm kê hàng hóa trong kho không?
- Hộ kinh doanh báo cáo thuế như thế nào?
- Cách giảm rủi ro khi sử dụng hóa đơn điện tử
- Những lưu ý khi mở thêm địa điểm cho hộ kinh doanh
- Hướng dẫn cách hạch toán hàng tồn kho?
- Trường hợp nào hóa đơn không cần đơn vị tính, số lượng, đơn giá?
- Bên bán tự ý hủy hóa đơn đã kê khai thuế, xử lý thế nào?
- Chế độ BHXH sẽ thay đổi thế nào khi cải cách tiền lương?
- Lãi vay có chịu thuế GTGT, có được tính vào chi phí không?
- Hóa đơn không chịu thuế GTGT có phải kê khai không?
- Hướng dẫn hạch toán kế toán Chiết khấu thương mại
- HƯỚNG DẪN CÁCH HẠCH TOÁN BÙ TRỪ CÔNG NỢ
- Thanh toán bù trừ công nợ có được khấu trừ thuế GTGT?
- Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những giấy tờ gì?
- Các khoản thu nhập không phải đóng BHXH bắt buộc, miễn thuế TNCN 2023
- Chờ hưởng lương hưu có lợi hơn rút BHXH một lần!