Hướng dẫn hạch toán kế toán Chiết khấu thương mại

Đối với doanh nghiệp thương mại hoặc nhà phân phối cho công ty thì nghiệp vụ chiết khấu thương mại thường xuyên gặp phải. Nhiều kế toán cũng chưa rõ khi nào là chiết khấu thương mại, khi nào không. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như cách hạch toán Chiết khấu thương mại, anh/chị kế toán hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản chiết khấu được tính theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng. Khoản chiết khấu thương mại sẽ trừ vào giá trước thuế GTGT.

Hạch toán kế toán chiết khấu thương mại

Hạch toán vào tài khoản chiết khấu khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng. Khoản này đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp quy định trước đó.

Nếu trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm vào giá bán trên “Hóa đơn GTGT” hoặc “Hóa đơn bán hàng” lần cuối cùng. Trên hoá đơn thể hiện rõ dòng ghi: Chiết khấu thương mại mà khách hàng được hưởng. Lần mua cuối cùng được xác định dựa trên hợp đồng kinh tế giữa các bên.

Do đó, trường hợp công ty và các đại lý ký kết hợp đồng kinh tế, trong đó xác định ngày 31/12 hàng năm là ngày xác định công nợ và thực hiện chiết khấu thì ngày 31/12 được coi là lần mua cuối cùng để thực hiện việc điều chỉnh giảm giá.

>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói năm 2023
Trường hợp 1: Giá bán ghi trên hóa đơn là giá đã giảm giá
  • Người bán hạch toán

– Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng;

– Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu đã giảm giá);

– Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311);

  • Người mua hạch toán

– Nợ TK 152,153,156 (giá đã giảm giá);

– Nợ TK 133;

– Có TK 331;

Trường hợp 2: Người mua hàng đạt được sản lượng mới được chiết khấu thương mại

Trường hợp người mua hàng đạt được sản lượng mới được chiết khấu thương mại và khoản chiết khấu này được thể hiện giảm trừ vào giá trị hàng bán vào hóa đơn GTGT lần cuối cùng.

  • Người bán định khoản

– Nợ TK 521 (Số tiền chiết khấu);

– Nợ TK 3331 (Giảm số thuế GTGT phải nộp);

– Có TK 111,112,131;

  • Người mua định khoản :

– Nợ TK 111,112,331;

– Có TK 152,153,156 (Số tiền chiết khấu);

Chú ý: Một số doanh nghiệp thường là đại lý cấp 1 khi đạt được sản lượng bán theo quy định của công ty phân phối. Thì sẽ được thưởng một khoản tiền thường là cấn trừ vào công nợ. Thì khoản tiền này sẽ được bên đại lý cấp 1 đưa vào doanh thu khác (711) chứ không phải là chiết khấu thương mại.

– Nợ TK 331;

– Có TK 711;

Cuối kì chúng ta sẽ kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại vào tài khoản doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ .

– Nợ TK 511;

– Có TK 521;

Trên đây là cách hạch toán Chiết khấu thương mại của từng trường hợp cụ thể. Hy vọng sẽ giúp ích cho anh/chị kế toán trong quá trình làm nghiệp vụ.

Share bài viết:

 

Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:

📍Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
📍 Dịch vụ HOÀN THUẾ
📍 Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
📍 Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
📍 Dịch vụ kế toán FDI
📍 Dịch vụ kiểm toán
📍 Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
📍 Cung cấp phần mềm kế toán.
📍 Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…

⏳THÔNG TIN LIÊN HỆ:
🏦CÔNG TY TNHH DV KẾ TOÁN VÀ TV THUẾ TÙNG LINH QUÂN
🏠 Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
🏠 Chi nhánh Sài Gòn: 48/42D Hồ Biểu Chánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
🏠 Chi nhánh Hà Tĩnh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, tổ dân phố 1, P. Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh
📞 Điện thoại: 02363.642.044 – 0905.171.555

⌨️ Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *