Sau khi nghỉ việc ở công ty cũ, người lao động có nhu cầu rất lớn trong việc làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp để có thu nhập trang trải cuộc sống. Vậy cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp hiện nay đang được quy định như thế nào?
1. Điều kiện nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp?
Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm, người lao động sau khi nghỉ việc không đương nhiên được lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp mà phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Đã chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.
Trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hoặc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.
– Đã nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm đúng hạn (trong 03 tháng từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động).
– Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm nhưng vẫn chưa tìm được việc làm mới.
Không tính cho trường hợp người lao động đi nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; bị tạm giam, phạt tù; chết; bị đi xuất khẩu lao động,…
>> Xem thêm: Lý do nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Tùng Linh Quân
2. Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp đơn giản
2.1. Công thức tính tiền trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính theo công thức sau:
Trợ cấp thất nghiệp/tháng |
= |
60% |
x |
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp |
Trong đó: Mức trợ cấp thất nghiệp bị giới hạn mức tối đa như sau:
– Người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng = 5 x Lương cơ sở = 5 x 1,49 triệu đồng = 7,45 triệu đồng/tháng
– Người lao động làm việc tại doanh nghiệp thông thường:
Mức hưởng tối đa/tháng = 5 x Mức lương tối thiểu vùng
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Do đó, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng của người lao động làm việc trong doanh nghiệp được tính như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu vùng (đồng/tháng) |
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa (đồng/tháng) |
Vùng I |
4.680.000 |
23.400.000 |
Vùng II |
4.160.000 |
20.800.000 |
Vùng III |
3.640.000 |
18.200.000 |
Vùng IV |
3.250.000 |
16.250.000 |
2.2. Cách xem tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 58 Luật Việc làm năm 2013, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cũng chính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của người đó.
Trong đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bị giới hạn ở mức sau:
– Người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất = 20 tháng lương cơ sở
– Người lao động làm việc tại doanh nghiệp thông thường:
Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất = 20 tháng lương tối thiểu vùng
Để biết chính xác mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình, người lao động có thể tra cứu theo hai cách sau:
Cách 1: Xem quá trình đóng tại Trang thông tin điện tử của BHXH Việt Nam
Link tra cứu: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx
Cách 2: Xem thông tin quá trình đóng trên ứng dụng VssID
2.3. Cách xác định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người đó. Cụ thể:
– Cứ đóng đủ 12 đến 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.
– Cứ đóng đủ thêm 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp
– Tổng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa: Không quá 12 tháng.
Lưu ý: Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng mà có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó sẽ được bảo lưu để làm căn cứ tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng hưởng.
Ví dụ 1: Anh A có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 50 tháng thì khi nghỉ việc, anh A sẽ được hưởng 4 tháng trợ cấp thất nghiệp (tương đương 48 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) và được bảo lưu 02 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng sau.
2.4. Ví dụ minh họa
Chị B đóng bảo hiểm thất nghiệp được 52 tháng với mức lương bình quân 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc là 05 triệu đồng/tháng.
Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp của chị B được xác định như sau:
– 36 tháng đầu tiên, chị B được hưởng 03 tháng trợ cấp.
– 12 tháng tiếp theo, chị B được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.
– 04 tháng dư còn lại, chị B được bảo lưu để cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.
Như vậy, chị B sẽ được hưởng 04 tháng trợ cấp thất nghiệp và mức hưởng mỗi tháng như sau:
Tiền trợ cấp thất nghiệp/tháng = 5 triệu đồng x 60% = 3 triệu đồng/tháng.
3. Tiền bảo hiểm thất nghiệp được chi trả thế nào?
Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, cơ quan BHXH sẽ thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động theo từng tháng.
Hằng tháng, người lao động còn phải đi thông báo tình hình tìm kiếm việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm theo đúng lịch hẹn thì mới được hưởng trợ cấp của tháng đó, nếu không sẽ bị tạm dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp (theo khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 53 Luật Việc làm năm 2013).
Căn cứ khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm, trường hợp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà được xác định là có việc làm, người lao động sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa hưởng hết của người lao động sẽ được bảo lưu để cộng dồn cho lần hưởng sau.
Thời gian đóng được bảo lưu sẽ được xác định như sau:
Thời gian bảo lưu |
= |
Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp |
– |
Số tháng đã nhận trợ cấp thất nghiệp |
x |
12 |
Share bài viết:
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:
- Cách xác định sản lượng khi tính thuế tài nguyên
- Các trường hợp được miễn, giảm thuế tài nguyên?
- Cách xác định giá tính thuế tài nguyên
- Mức đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/10/2022
- Lưu ý khi sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
- Cách xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân
- Các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
- Công ty mới thành lập có cần nộp tờ khai môn bài hay không?
- Các loại chứng từ kế toán cần biết
- Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất
- Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2022
- Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2022
- Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất từ 01/07/2022
- Cập nhật mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022
- Hạn nộp Giấy gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô
- Gia hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN và tiền thuê đất
- Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022
- Công ty Tùng Linh Quân được Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam tặng giấy khen