Cùng với hóa đơn thì chứng từ là loại tài liệu không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, chứng từ là gì, chứng từ gồm những loại nào và chứng từ có những nội dung gì?
1. Chứng từ là gì?
Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp.
Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
“4. Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.”.
Theo đó, hình thức chứng từ gồm chứng từ điện tử hoặc chứng từ đặt in, tự in, cụ thể:
– Chứng từ điện tử: Bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.
Ngoài chứng từ được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP như trên thì Luật Kế toán 2015 cũng có giải thích về chứng từ kế toán như sau:
“Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.”.
>> Xem thêm: Dịch vụ hiệu quả và tiết kiệm cho Doanh nghiệp
2. Các loại chứng từ kế toán cần biết
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế bao gồm:
(1) Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là giấy tờ, văn bản cấp cho cá nhân được khấu trừ thuế thu nhập theo quy định của pháp luật. Đây là giấy tờ quan trọng với nội dung chính là ghi nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ thuế và số thuế đã khấu trừ.
(2) Biên lai
Trong đó, biên lai được chia thành các loại như sau:
– Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá.
– Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá.
– Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
(3) Các loại chứng từ khác trong quản lý thuế, phí, lệ phí trong trường hợp có yêu cầu khác (loại chứng từ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn thực hiện).
3. Nội dung chứng từ
(1) Chứng từ khấu trừ thuế
Khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CPP quy định chứng từ khấu trừ thuế có các nội dung như sau:
– Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế.
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp.
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế).
– Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam).
– Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận.
– Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế.
– Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.
Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.
(2) Biên lai
Nội dung biên lai gồm các thông tin sau:
– Tên loại biên lai: Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
– Ký hiệu mẫu biên lai và ký hiệu biên lai.
– Số biên lai là số thứ tự được thể hiện trên biên lai thu thuế, phí, lệ phí. Số biên lai được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 7 chữ số. Đối với biên lai tự in, biên lai đặt in thì số biên lai bắt đầu từ số 0000001. Đối với biên lai điện tử thì số biên lai điện tử bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng biên lai điện tử và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
– Liên của biên lai (áp dụng đối với biên lai đặt in và tự in) là số tờ trong cùng một số biên lai. Mỗi số biên lai phải có từ 02 liên hoặc 02 phần trở lên, trong đó:
– Liên (phần) 1: Lưu tại tổ chức thu.
– Liên (phần) 2: Giao cho người nộp thuế, phí, lệ phí.
Các liên từ thứ 3 trở đi đặt tên theo công dụng cụ thể phục vụ công tác quản lý theo quy định của pháp luật.
– Tên, mã số thuế của tổ chức thu thuế, phí, lệ phí.
– Tên loại các khoản thu thuế, phí, lệ phí và số tiền ghi bằng số và bằng chữ.
– Ngày, tháng, năm lập biên lai.
– Chữ ký của người thu tiền. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì chữ ký trên biên lai điện tử là chữ ký số.
– Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in biên lai (đối với trường hợp đặt in).
Biên lai được thể hiện là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm tiếng nước ngoài thì phần ghi thêm bằng tiếng nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn “( )” hoặc đặt ngay dưới dòng nội dung ghi bằng tiếng Việt với cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Share bài viết:
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Xem thêm:
- Ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
- Tin vui với người tham gia BHXH tự nguyện kể từ 01/8/2022
- ĐÓNG BHXH TỰ NGUYỆN CÓ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN ?
- Các khoản thu nhập khác chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
- Các trường hợp người lao động không được rút BHXH 1 lần
- Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất
- Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2022
- Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2022
- Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất từ 01/07/2022
- Cập nhật mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022
- Hạn nộp Giấy gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô
- Gia hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN và tiền thuê đất
- Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022
- Công ty Tùng Linh Quân được Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam tặng giấy khen
- Triển khai hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh
- Chính sách mới có hiệu lực tháng 4/2022
- Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ 01/4/2022
- Thành lập công ty và dịch vụ kế toán trọn gói
-
Lý do nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Tùng Linh Quân
- Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty?
- Các loại thuế cơ bản công ty phải nộp
- Tổng hợp điểm mới của Thông tư 40/2021 về thuế hộ kinh doanh
- HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG ĐIỆN TỬ
- Chính sách mới về bảo hiểm xã hội
- Chính sách BHXH mới: Đóng 10 năm nhận lương hưu, khó rút 1 lần
- Tư vấn thành lập các loại hình doanh nghiệp
- Thủ tục đăng ký thỏa ước lao động tập thể
- Các quy định khi giải thể doanh nghiệp
- Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Đà Nẵng
- Thành lập văn phòng đại diện
- Thay đổi Đăng ký kinh doanh
- Thành lập chi nhánh công ty
- Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
- DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÀ NẴNG