Tổ chức, cá nhân là người nộp thuế có nghĩa vụ khai, nộp thuế đúng thời hạn quy định, nếu nộp muộn sẽ phải nộp thêm tiền chậm nộp tiền thuế, trừ trường hợp bất khả kháng.
1. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế
Khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế gồm:
– Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn theo quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn ghi trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế.
– Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế mà làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm.
Thời gian tính tiền chậm nộp được tính kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu.
– Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
– Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế mà làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn trả nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thuế thì phải nộp tiền chậm nộp với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách.
– Trường hợp người nộp thuế không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định khoản 3 Điều 137 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
– Trường hợp người nộp thuế không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 142 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
– Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế mà chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách thì phải nộp tiền chậm nộp với số tiền chậm chuyển theo quy định.
2. Cách tính tiền chậm nộp tiền thuế
Khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định mức tính tiền chậm nộp tiền thuế và thời gian tính tiền chậm nộp như sau:
“a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.”.
Như vậy, tiền chậm nộp 01 ngày được tính như sau:
Mức tính tiền chậm nộp 01 ngày = 0,03% x Số tiền thuế chậm nộp
3. Các trường hợp không tính tiền chậm nộp
Khoản 5 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định các trường hợp không tính tiền chậm nộp tiền thuế, cụ thể:
– Người nộp thuế cung ứng dịch vụ, hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách chưa thanh toán.
– Hàng hóa phải giám định, phân tích để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả giám định, phân tích
– Hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chưa có giá chính thức.
– Hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì không phải nộp tiền chậm nộp trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
Lưu ý: Chưa tính tiền chậm nộp với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019.
4. Khi nào được miễn tiền chậm nộp?
Theo khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, về nguyên tắc thì người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp nhưng sẽ được miễn tiền chậm nộp tiền thuế nếu thuộc trường hợp bất khả kháng, cụ thể:
– Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
– Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định Chính phủ.
5. Phân biệt tiền chậm nộp tiền thuế với tiền phạt chậm nộp thuế
Tiền chậm nộp liên quan đến thuế gồm 02 loại: Tiền chậm nộp tiền thuế và tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
Đều là chậm nộp nhưng hai loại này khác nhau về bản chất và mức nộp, cụ thể:
Tiêu chí |
Tiền chậm nộp tiền thuế |
Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế |
Trường hợp áp dụng | Khi người nộp thuế chậm nộp tiền thuế (xem chi tiết tại mục trên) | Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế |
Mức nộp | 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp | 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp |
Căn cứ pháp lý | Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 | Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
Dịch vụ BHXH (Tham gia lần đầu, điều chỉnh, Thai sản, giải quyết các chế độ ốm đau,…)
Share bài viết:
Thông tin liên hệ:
Xem thêm:
- Cách hủy hóa đơn còn tồn khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123
- Lao động nước ngoài có phải đóng phí công đoàn?
- Hướng dẫn ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử theo Thông tư 78
- Hướng dẫn tạo mã QR cho doanh nghiệp quét mã khai báo y tế
- Chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116
- Xây nhà ở phải nộp các loại thuế và lệ phí nào?
- Các nội dung cần chú ý của Nghị định 92 về miễn giảm thuế
- Nghị định 92 tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế
- Suất quà ý nghĩa trong mùa dịch
- Kế toán cần biết quy định mới về hóa đơn từ 01/11/2021
- Chính sách mới có hiệu lực tháng 11/2021
- Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
- Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2022
- Đối tượng và điều kiện hưởng miễn giảm thuế theo Nghị quyết 406
- Rút BHXH một lần có mất luôn bảo hiểm thất nghiệp không?
- Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế TNCN và VAT năm 2021
- Quy định mới hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Phân biệt chi nhánh công ty và văn phòng đại diện
- Tổng hợp chính sách về tiền lương có hiệu lực từ 01/8/2021
- Hướng dẫn cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội
- Lưu ý khi Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh
- Các thủ tục sau khi thành lập công ty
- Thành lập công ty và dịch vụ kế toán trọn gói
-
Lý do nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Tùng Linh Quân
- Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty?
- Các loại thuế cơ bản công ty phải nộp
- Ưu nhược điểm khi thành lập công ty so với thành lập hộ kinh doanh\
- Thủ tục hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp
- Nghị quyết miễn giảm thuế theo thủ tục rút gọn
- Hướng dẫn làm thủ tục online để nhận tiền hỗ trợ Covid-19
- Cần lưu ý khi đăng ký vốn điều lệ công ty
- Mua bán nợ được miễn thuế GTGT nhưng phải lập hóa đơn
- Điều chỉnh quyết toán thuế TNCN phải sửa lại tờ khai thuế có sai sót
- Lưu ý khi thanh kiểm tra thuế về giao dịch liên kết
- BHXH thay đổi thế nào từ năm 2022?
- Đối tượng nộp thuế nhà thầu 2021
- Gia hạn thời hạn nộp thuế năm 2021
- Tổng hợp điểm mới của Thông tư 40/2021 về thuế hộ kinh doanh
- HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG ĐIỆN TỬ
- Chính sách mới về bảo hiểm xã hội
- Chính sách BHXH mới: Đóng 10 năm nhận lương hưu, khó rút 1 lần
- Tư vấn thành lập các loại hình doanh nghiệp
- Thủ tục đăng ký thỏa ước lao động tập thể
- Các quy định khi giải thể doanh nghiệp
- Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Đà Nẵng
- Thành lập văn phòng đại diện
- Thay đổi Đăng ký kinh doanh
- Thành lập chi nhánh công ty
- Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
- DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÀ NẴNG
[…] Cách tính chậm nộp tiền thuế và trường hợp áp dụng […]