Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng hiện nay

Cách hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
+ Cách hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

Khi mua các loại hàng hóa, dịch vụ và tài sản phục vụ cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh của đơn vị, chúng ta hạch toán: Nợ tài khoản 156, 152, 153, 211, 641, 642 và 242… là: Giá chưa bao gồm thuế Nợ tài khoản 1331 là: Thuế GTGT được khấu trừ, có tài khoản 111, 112, 331… là : Số tiền phải trả cho nhà cung cấp.

+ Cách hạch toán thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ: 

Theo quy định của khoản 9 Điều 14 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì số tiền thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ các cơ sở kinh doanh sẽ hạch toán vào phần chi phí để tính cho thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc là tính vào nguyên giá của các tài sản cố định.

Ngoại trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ được mua vào từng lần mang giá trị từ 20 triệu đồng trở lên nhưng không có chứng từ thanh toán và không dùng tiền mặt.

Cách hạch toán thuế GTGT không được khấu trừ: Nợ tài khoản 156, 152, 153, 211, 641, 642 và 242… là: Giá chưa thuế cộng thêm số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ, có tài khoản 111, 112, 331.. là: Số tiền phải trả cho nhà cung cấp.

Trong trường hợp tại thời điểm giao dịch có phát sinh nhưng chưa xác định được thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa và dịch vụ có được phép khấu trừ hay không thì chúng ta ghi nhận toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đầu vào trên tài khoản 133.

Định kỳ, khi đã xác định được số thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ với thuế giá trị gia tăng đầu ra, chúng ta phản ánh vào phần chi phí có liên quan, ghi như sau:

Nợ tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán (là thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ của các hàng hóa tồn kho đã bán) Nợ các tài khoản 641, 642 (là thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ của những khoản chi phí cho bán hàng, chi phí cho QLDN), có tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

+ Cách hạch toán thuế GTGT đầu ra: Nợ các tài khoản 111, 112, 131 (là tổng giá trị thanh toán) Có các tài khoản 511, 515, 711 (là giá chưa có thuế GTGT) Có tài khoản 3331 – Số thuế GTGT phải nộp (tài khoản 33311).
+ Cách hạch toán thuế GTGT cuối kỳ (hạch toán khấu trừ thuế GTGT đầu vào và đầu ra): Cuối kỳ chúng ta xác định lại số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và số thuế giá trị gia tăng đầu ra trong kỳ, cách hạch toán: Nợ tài khoản 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp, có tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

Bút toán này có thể thực hiện theo tháng hoặc là theo quý tùy phụ thuộc vào kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp của chúng ta áp dụng là kê khai thuế GTGT theo tháng hay kê khai thuế GTGT theo quý.

Nguyên tắc khi thực hiện bút toán để kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ là chúng ta lấy theo số nhỏ hơn.

Cụ thể: Bước thứ nhất: Chúng ta tập hợp hết số thuế giá trị gia tăng đầu vào là Số dư bên Nợ của tài khoản 133 (nếu có), phần này kỳ trước còn số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ nên chuyển sang kỳ sau.

  • Số thuế giá trị gia tăng đầu vào trong kỳ phát sinh tăng của bên Nợ trong tài khoản 133: Phần này có được khi mua hàng hóa dịch vụ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
  • Số thuế giá trị gia tăng đầu vào trong kỳ có phát sinh giảm ghi vào bên Có của tài khoản 133: Phần này do phát sinh các khoản thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ hay phát sinh các khoản điều chỉnh như là: CKTM, GGHB hay HBBTL.
Khi đó, tổng 133 = 133 số dư Nợ (nếu có) + 133 số phát sinh tăng trong kỳ – 133 số phát sinh giảm trong kỳ (nếu có). Bước thứ hai: Tập hợp tất cả số thuế giá trị gia tăng đầu ra phát sinh trong kỳ gồm:
  • Số thuế giá trị gia tăng đầu ra trong kỳ được phát sinh tăng tại bên Có của tài khoản 3331: Là phát sinh khi bán các hàng hóa dịch vụ chịu thuế.
  • Số thuế giá trị gia tăng đầu vào trong kỳ được phát sinh giảm ghi tại bên Nợ của tài khoản 3331: Là do phát sinh thêm các khoản điều chỉnh như CKTM, GGHB và HBBTL.
Khi đó, tổng 3331 = 3331 số phát sinh tăng – 3331 số phát sinh giảm (nếu có). Bước thứ ba: So sánh giữa hai phần tổng 133 và tổng 3331. Nếu giá trị của tài khoản nào nhỏ hơn thì chúng ta đưa giá trị đó vào bút toán. Nợ tài khoản 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp, có tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Tiếp đó, chúng ta cần so sánh đối chiếu lại với tờ khai thuế giá trị gia tăng để đảm bảo được tính chính xác. Cách đối chiếu như sau:
  • Nếu tài khoản 133 còn số dư ở Bên Nợ sau khi đã kết chuyển (tức là Tổng 133 > Tổng 3331) thì đối chiếu lại với chỉ tiêu số 43 trên tờ khai thuế giá trị gia tăng.
  • Nếu tài khoản 3331 còn số dư ở Bên Có sau khi kết chuyển (tức là Tổng 133 < Tổng 3331) thì đối chiếu với chỉ tiêu số 40 trên tờ khai thuế giá trị gia tăng.

ĐẠI LÝ THUẾ VÀ DỊCH VỤ KẾ TOÁN TẠI ĐÀ NẴNG

Cách hạch toán thuế GTGT của các loại hàng hóa nhập khẩu:
Khi nhập khẩu các loại vật tư, hàng hóa hay TSCĐ chúng ta phải phản ánh số tiền thuế nhập khẩu phải nộp cũng như tổng số tiền phải thanh toán kèm theo giá trị của vật tư, hàng hóa hay TSCĐ nhập khẩu (chưa có thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu), cách ghi như sau:
  • Nợ các tài khoản 152, 153, 156, 211, 611,…
  • Có tài khoản 333 – là thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước (3333)
  • Có các tài khoản 111, 112, 331,…
Phản ánh số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng nhập khẩu:
+ Trường hợp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp được phép khấu trừ, ghi là:
  • Nợ tài khoản 133 – Là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
  • Có tài khoản 3331 – Là thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).
+ Trường hợp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp nhưng không được khấu trừ thì phải tính vào giá trị của vật tư, hàng hóa hay TSCĐ nhập khẩu, ghi là:
  • Nợ các tài khoản 152, 153, 156, 211, 611,…
  • Có tài khoản 3331 – Là thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).
+ Khi thực nộp thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu vào trong Ngân sách Nhà nước, ghi là:
  • Nợ tài khoản 3331 – Là thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).
  • Có các tài khoản 111, 112,…
+ Trường hợp nhập khẩu có ủy thác (được áp dụng tại bên giao ủy thác).
+ Khi đã nhận được thông báo với nội dung về nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu từ phía bên nhận ủy thác thì bên giao ủy thác sẽ ghi nhận số thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi là:
  • Nợ tài khoản 133 – Là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
  • Có tài khoản 3331 – Là thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).
+ Khi đã nhận được chứng từ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước của bên nhận ủy thác thì bên giao ủy thác phải phản ánh giảm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước về thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, ghi là:
  • Nợ tài khoản 3331 – Là thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).
  • Có các tài khoản 111, 112 (nếu thực hiện trả tiền ngay cho phía bên nhận ủy thác).
  • Có tài khoản 3388 – Số tiền phải trả khác (nếu chưa thực hiện thanh toán ngay tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu cho phía bên nhận ủy thác).
  • Có tài khoản 138 – Số tiền phải thu khác (ghi giảm về số tiền đã ứng cho phía bên nhận ủy thác để nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu).
+ Trường hợp Bên nhận ủy thác không thực hiện phản ánh số thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp như phía bên giao ủy thác mà chỉ thực hiện ghi nhận về số tiền đã nộp thuế hộ phía bên giao ủy thác, ghi là:
  • Nợ tài khoản 138 – Là số tiền phải thu khác (phải thực hiện thu lại số tiền đã nộp hộ).
  • Nợ tài khoản 3388 – Là số tiền phải trả khác (thực hiện trừ vào số tiền đã nhận của phía bên giao ủy thác). Có các tài khoản 111, 112.

ĐẠI LÝ THUẾ VÀ DỊCH VỤ KẾ TOÁN TẠI ĐÀ NẴNG

Cách hạch toán thuế GTGT của các loại hàng hóa xuất khẩu:
Kế toán thuế xuất khẩu phải thực hiện nộp khi bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ, có các trường hợp sau:
 + Trường hợp có thể tách ngay được tiền thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm có giao dịch phát sinh thì chúng ta phải phản ánh doanh thu bán hàng hay cung cấp dịch vụ chưa bao gồm thuế xuất khẩu, ghi là:
  • Nợ các tài khoản 111, 112, 131 (ghi tổng giá thanh toán).
  • Có tài khoản 511 – Là doanh thu bán hàng hay cung cấp dịch vụ.
  • Có tài khoản 3333 – Là thuế xuất nhập khẩu (ghi chi tiết thuế xuất khẩu).
+ Trường hợp chưa tách ngay được tiền thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm có giao dịch phát sinh, chúng ta phải phản ánh doanh thu bán hàng hay cung cấp dịch vụ bao gồm cả số thuế xuất khẩu, ghi là:
  • Nợ tài khoản 511 – Là doanh thu bán hàng hay cung cấp dịch vụ.
  • Có tài khoản 3333 – Là thuế xuất nhập khẩu (ghi chi tiết thuế xuất khẩu).
+ Khi thực hiện nộp tiền thuế xuất khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi là:
  • Nợ tài khoản 3333 – Là thuế xuất, nhập khẩu (ghi chi tiết thuế xuất khẩu).
  • Có các tài khoản 111, 112,…
+ Thuế xuất khẩu có được hoàn hay được giảm (nếu có), ghi là:
  • Nợ các tài khoản 111, 112, 3333.
  • Có tài khoản 711 – Là thu nhập khác.
+ Trường hợp xuất khẩu ủy thác (được áp dụng tại phía bên giao ủy thác) Khi bán hàng hoá hay dịch vụ có chịu thuế xuất khẩu, chúng ta phản ánh doanh thu bán hàng hay cung cấp dịch vụ kèm số tiền thuế xuất khẩu phải nộp giống như trường hợp xuất khẩu thông thường theo nội dung trên.

Khi đã nhận được các chứng từ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước của phía bên nhận ủy thác thì bên giao ủy thác phải phản ánh giảm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước về số thuế xuất khẩu, ghi là: Nợ tài khoản 3333 – Là thuế xuất, nhập khẩu (ghi chi tiết thuế xuất khẩu).

Có các tài khoản 111, 112 (nếu thực hiện trả tiền ngay cho phía bên nhận ủy thác).

Có tài khoản 3388 – Là số tiền phải trả khác (nếu chưa thực hiện thanh toán ngay tiền thuế xuất khẩu cho phía bên nhận ủy thác).

Có tài khoản 138 – Là số tiền phải thu khác (ghi giảm cho số tiền đã được ứng cho phía bên nhận ủy thác để thực hiện nộp thuế xuất khẩu).

Trường hợp, bên nhận ủy thác không thực hiện phản ánh số tiền thuế xuất khẩu phải nộp như phía bên giao ủy thác mà chỉ thực hiện ghi nhận số tiền thuế đã nộp hộ cho bên giao ủy thác, ghi là: Nợ tài khoản 138 – Là số tiền phải thu khác (phải thực hiện thu lại số tiền thuế đã nộp hộ). Nợ tài khoản 3388 – Là số tiền phải trả khác (phải thực hiện trừ vào số tiền đã được nhận của phía bên giao ủy thác) Có các tài khoản 111, 112.

Dịch vụ Đại lý Thuế Đà Nẵng

Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào được hoàn:

Khi doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của luật do số thuế đầu vào nhiều hơn số thuế đầu ra, ghi là: Nợ các tài khoản 111, 112. Có tài khoản 133 – Là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

– Cách hạch toán khi nộp thuế giá trị gia tăng vào Ngân sách Nhà nước, ghi là: Nợ tài khoản 3331 – Là thuế giá trị gia tăng phải nộp. Có các tài khoản 111, 112..

– Cách hạch toán các khoản tiền phạt nộp chậm tiền thuế giá trị gia tăng:

+ Khi doanh nghiệp nhận được quyết định hay thông báo nộp phạt thì phải thực hiện: Nợ tài khoản 811: Là các chi phí khác (Khoản tiền này không được tính vào phần chi phí được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp). Có tài khoản 3339: Là phí, lệ phí hay các khoản phải nộp.

+ Khi nộp tiền phạt thì ghi là: Nợ tài khoản 3339: Là phí, lệ phí hay các khoản phải nộp. Có tài khoản 111/112.

Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng bị truy thu: 

Theo nhận quyết định truy thu thì hạch toán: Nợ tài khoản 4211 – Là lợi nhuận chưa phân phối của năm trước. Có tài khoản 3331 – Là số thuế giá trị gia tăng phải nộp

+ Khi thực hiện nộp khoản tiền thuế giá trị gia tăng truy thu, ghi là: Nợ tài khoản 3331. Có tài khoản 111/112.

Cách hạch toán thuế GTGT đầu ra bằng phương pháp trực tiếp trên doanh thu:
Chúng ta có thể lựa chọn một trong hai phương pháp ghi sổ như sau:
Thứ nhất: Tách riêng ngay số tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp khi thực hiện xuất hóa đơn, cách hạch toán:
  • Nợ các tài khoản 111, 112, 131 (là tổng giá thanh toán).
  • Có các tài khoản 511, 515, 711 (là giá chưa có thuế GTGT).
  • Có tài khoản 3331 – Là thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
Thứ hai: Ghi nhận phần doanh thu bao gồm cả số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp, theo đó định kỳ xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp để thực hiện ghi giảm doanh thu hay thu nhập tương ứng:

+ Khi thực hiện xuất hóa đơn ghi:

  • Nợ các tài khoản 111, 112, 131 (là tổng giá thanh toán).
  • Có các tài khoản 511, 515, 711 (là giá đã có thuế giá trị gia tăng).

+ Khi xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp, ghi:

  • Nợ các tài khoản 511, 515, 711.
  • Có tài khoản 3331 – Là Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

Share bài viết:

Biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

ĐẠI LÝ THUẾ TÙNG LINH QUÂN
  • Trụ sở chính: 01 Phùng Hưng, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
  • Chi nhánh: Số nhà 12, ngõ 14/4, đường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
  • Điện thoại: 02363.642.244 – 02363.642.044 – 0905.171.555
  • Email:[email protected]
  • Web: https://tunglinhquan.com
  • FaceBook: https://www.facebook.com/DailythueTunglinhquan
Xem thêm: 

4 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *