Khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, chế độ hưu trí có một số thay đổi về điều kiện hưởng lương hưu, cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam…
Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu
Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu được quy định tại Điều 64 và Điều 65 Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024. Điều kiện hưởng lương hưu vẫn là 2 yếu tố: Đủ tuổi nghỉ hưu và đủ thời gian đóng BHXH.
Thay đổi lớn của Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 là điều chỉnh giảm điều kiện thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm (theo Luật BHXH năm 2014) xuống còn 15 năm.
Quy định về tuổi nghỉ hưu của Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 kế thừa luật BHXH năm 2014, không có gì thay đổi.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu quy định là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Người lao động có thể nghỉ hưu sớm hơn độ tuổi nghỉ hưu quy định trong một số trường hợp, tùy vào điều kiện làm việc và mức độ suy giảm khả năng lao động. Điều kiện cụ thể cho từng trường hợp nghỉ hưu sớm được quy định như bảng sau:
Mức lương hưu hằng tháng
Mức lương hưu hằng tháng được quy định tại Điều 66 Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 với bổ sung quan trọng về cách tính mức hưởng lương hưu của lao động nam.
Trước đây, tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất của lao động nam là 45% bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng với 20 năm tham gia BHXH.
Tuy nhiên, khi Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực, người lao động có 15 năm tham gia BHXH cũng được hưởng lương hưu nên phải bổ sung thêm cách tính mức hưởng lương hưu đối với lao động nam có thời gian tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 20 năm.
Cụ thể, Điểm b Khoản 1 Điều 66 Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 quy định: “Trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH quy định tại Điều 72 của Luật này, tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%”.
Sau khi sửa đổi, mức hưởng lương hưu của người lao động sẽ được tính theo bảng sau.
Cách tính bình quân tiền lương đóng bảo hiểm
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu được quy định tại Điều 72 Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 vẫn áp dụng cho 2 nhóm lao động: nhóm thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và nhóm đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Theo đó, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu. Cụ thể như bảng sau.
Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH chung của các thời gian.
Điều chỉnh tiền lương đóng BHXH
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc dùng để tính mức bình quân trên không phải khoản tiền cố định mà người lao động đã đóng. Mức tiền lương này sẽ được điều chỉnh tại thời điểm tính lương hưu cho người lao động.
Việc điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc được quy định tại Điều 73 Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024.
Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc để tính mức bình quân của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo hai cách.
Thứ nhất, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/2016 được điều chỉnh theo mức tham chiếu tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí.
Thứ hai, đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 trở đi được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Theo Báo Dân Trí
Các Dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm:
Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp TRỌN GÓI
Dịch vụ HOÀN THUẾ
Dịch vụ tư vấn đầu tư Doanh nghiệp FDI
Dịch vụ tư vấn THUẾ và KẾ TOÁN trọn gói.
Dịch vụ kế toán FDI
Dịch vụ kiểm toán
Cung cấp Hóa đơn điện tử, chữ ký số
Cung cấp phần mềm kế toán.
Dịch vụ xin cấp giấy phép con tất cả các loại hình như: PCCC, ANTT, ATVSTP, Giấy phép rượu, Giấy phép thuốc lá…
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Fanpage: Tung Linh Quan Accounting & Tax Agency
Xem thêm:
- Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần chi tiết nhất
- Thu nhập từ kiều hối có tính thuế TNCN không?
- Thủ tục rút BHXH 1 lần cho người nước ngoài
- Trường hợp nào được xóa nợ thuế?
- BÁO GIÁ DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY
- Hướng dẫn thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế online
- Điều kiện vay vốn quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ 10/6/2024
- Nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh?
- Hướng dẫn cập nhật Căn cước công dân trong đăng ký thuế
- Có giảm trừ gia cảnh cho con trên 18 tuổi được không?
- Những ưu đãi mới nhất khi thành lập doanh nghiệp
- Người lao động xin nghỉ thêm khi hết thai sản?
- Dịch vụ thành lập công ty – 900.000 đồng
- Cách Hạch Toán Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý
- Cách Hạch Toán Vay Vốn Ngân Hàng
- Cách hạch toán tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 200
- Các khoản trợ cấp BHXH tăng Từ 1/7/2023
- Tiền làm tăng ca có bị tính thuế thu nhập cá nhân không?
- Quy định tuổi nghỉ hưu từ năm 2022 của nam và nữ
- Phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu
- Phân tích Nghị định 91/2022: Nhiều thay đổi về quản lý thuế
- Hướng dẫn kê khai thuế chi nhánh hạch toán phụ thuộc và độc lập
- Doanh nghiệp cần biết và thực hiện công việc về lao động – bảo hiểm